triển kinh tế xã hội chung của tỉnh và quá trình phát triển bền vững của vùng, của cả nước, do đó, cần phải tính toán những tác động để xây dựng chiến lược, chính sách phát triển nông nghiệp bền vững phù hợp trong tổng thể chung của tỉnh, của vùng, của quốc gia. Nhằm tạo ra sự phù hợp và tranh thủ những điều kiện thuận lợi chung cho quá trình phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh.
3.2. Những giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú ThọNhững giải pháp ThọNhững giải pháp
3
3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế, CS phát triển nông nghiệp bền vững. bền vững.
3.2.1.1. Thực hiện tốt CS ruộng đất, đẩy nhanh tích tụ ruộng đất.
Ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng không thể thiếu với sản xuất nông nghiệp. Thực hiện tốt CS ruộng đất của nhà nước nhằm tạo cho người nông dân yên tâm để đầu tư thâm canh vào sản xuất, gắn bó với sản xuất. Đẩy nhanh quá trình tích tụ ruộng đất để hướng đến phát triển sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn. Đây là yêu cầu khách quan để phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, phát triển sản xuất theo hướng hiện đại và cũng là điều kiện để ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp hướng đến nông nghiệp sạch và phát triển bền vững.
3.2.1.2. CS đối với các thành phần kinh tế
Thứ nhất, Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp. Hợp tác xã nông nghiệp là một loại hình cơ bản của kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Trong những năm qua hợp tác xã nông nghiệp đặc biệt là hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp giữ vai trò ngày càng quan trọng với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn của tỉnh mà các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp mới chỉ dừng lại ở khâu cung ứng một số dịch vụ đầu vào cho sản xuất và chưa thực hiện hết vai trò của nó. Do vậy, cần phải đổi mới mạnh mẽ hợp tác xã, để trong điều kiện sản xuất nhỏ, còn lạc hậu như hiện nay, hợp tác xã trở thành trung tâm, cầu nối giữa người nông dân với doanh nghiệp với thị trường.
Khuyến khích việc hình thành các loại hình hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, không chỉ dừng lại ở các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp mà có thể phát triển thành các hợp tác xã kinh doanh, chế biến sản phẩm nông nghiệp, hay các hợp tác xã cung cấp thông tin nông sản….
Thứ hai, Phát triển mạnh các loại hình kinh tế cá thể, tiểu chủ trong nông
nghiệp dưới hình thức kinh tế trang trại.
- Khuyến khích phát triển các loại hình trang trại tổng hợp nông, lâm nghiệp, trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi… Với địa hình đa dạng của tỉnh cho phép pp phát triển kết hợp nhiều loại hình trang trại. Cho phép pp phát huy nguồn lực vốn, sức lao động kinh nghiệm sản xuất của các chủ thể kinh tế để phát triển sản xuất.
- Khuyến khích việc kết hợp việc sản xuất của các trang trại với các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến thành khâu liên hoàn của sản xuất. Cho phép nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp.
- Cần tạo điều kiện về đất đai, vốn, khoa học cho phát triển kinh tế trang trại. Chỉ có thể mở rộng quy mô trang trại và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ở các trang trại khi các chính sách đất đai rõ ràng thuận lợi cho việc tập trung ruộng đất trên cơ sở đó mới có thể mở rộng quy mô trang trại, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản tại chỗ.
- Tạo điều kiện cho các hộ sản xuất cá thể đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất và nâng cao chất lượng nông sản, chủ động tham gia thị trường. Với đặc thù của một tỉnh trung du, miền núi thì việc phát huy vai trò của kinh tế hộ trong nông nghiệp là hết sức cần thiết để phát huy nguồn lực tại chỗ cho phát triển sản xuất. Nhưng cũng giống như thực trạng chung của cả nước đơn vị kinh tế hộ thường không đủ khả năng để ứng phó với thị trường nên cần có sự định hướng chính sách để giải quyết đầu ra cho nông sản, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Thứ ba, Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các động của doanh
thông tin khoa học, thị trường…cho nông dân. Tạo nên mối liên hệ chặt chẽ giữa người nông dân với doanh nghiệp.
3.2.1.3. CS đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Thứ nhất, Ưu tiên đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Tạo ra hệ
thống cơ sở hạ tầng đáp ứng được yêu cầu của việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; đầu tư cho công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; đặc biệt ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản, nâng cao chất lượng của nông sản.
Thứ hai, Tạo điều kiện để người nông dân tiếp cận được các nguồn vốn vay
để đầu tư vào sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu của việc mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến nông sản trước khi đưa ra thị trường thì cần đến nguồn vốn khá lớn. Nhưng thực tế cho thấy việc tiếp cận vốn tín dụng của người nông dân là khó khăn. Với điều kiện của người nông dân rất khó đảm bảo yêu cầu thế chấp tài sản của các tổ chức tín dụng. Cần có CS cụ thể tháo gỡ nút thắt về vốn để người nông dân có vốn đầu tư cho sản xuất lớn.
Thứ ba, Đầu tư cho việc xây dựng thị trường trong và ngoài nước. Hỗ trợ
người nông dân nâng cao năng lực tiếp cận, tìm kiếm thị trường.
Thứ tư, Tạo điều kiện để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực nông
nghiệp của tỉnh. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh hiện nay cũng như tình hình chung của cả nước, đó là thiếu vốn đầu tư và công nghệ hiện đại, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những động lực để hiện đại hoá nông nghiệp. Tỉnh cần xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên phù hợp để kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực này, nhất là công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản và hệ thống phân phối nông sản…