Đánh giá về thực trạng chính sách phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu hát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ luận văn ths kinh tế 60 31 01 doc (Trang 68 - 70)

của tỉnh Phú Thọ.

2.2.3.1. i- Những mặt tích cực.

Trong những năm qua cùng với việc triển khai những CS của trung ương, hệ thống CS về phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh đang dần hình thành và đang từng bước hoàn thiện, . trở thành nhân tố hết sức quan trọng góp p pphần thúc đẩy sự phát triển của một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững ở tỉnh Phú Thọ.

Hệ thống CS đã định hướng cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp. hHướng đến một nền sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, phát huy được tiềm năng thế mạnh của tỉnh.

CS phát triển nông nghiệp đã tạo ra những điều kiện thuận lợi giúp cho nông dân có cơ hội tiếp cận với nguồn lực vốn, khoa học, công nghệ để nâng cao hiệu quả của sản xuất, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người nông dân.

CS phát triển nông nghiệp của tỉnh đã tạo ra động lực để hướng sản xuất nông nghiệp đến nền nông nghiệp bền vững hàng hoá, t, tiếp cận với công nghiệp chế biến, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ.

CS phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh cơ bản được xuất phát từ thực tiễn. Đây là căn cứ rất quan trọng để đảm bảo chính sách phù hợp với thực tiễn, định hướng, khái quát quy luật của thực tiễn. Quá trình phát triển nông nghiệp của nước ta đã chứng tỏ vai trò quan trọng của thực tiễn đối với việc hoạch định CS. Nếu xa rời thực tiễn thì không thể thực hiện được mục tiêu của CS. Chính vì lẽ đó, những CS phát triển nền nông nghiệp hướng tới nền sản xuất hiện đại, bền vững của tỉnh Phú Thọ đã được hình thành từ yêu cầu của nền sản xuất.

CS phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh trong những năm qua đã có chuyển biến tích cực theo hướng tập trung vào những trọng tâm, trọng điểm, phù

hợp với từng thời kỳ nhất định. Từ năm 2005 đến nay CS phát triển nông nghiệp đã từng bước chú ý đến việc phát huy tiềm năng thế mạnh của tỉnh hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung với những loại cây trồng vật nuôi phù hợp với đặc thù của tỉnh miền núi trung du như: phát triển đàn bò, lợn, gia cầm, cây chè, cây nguyên liệu, cây ăn quả đặc sản….Từ việc xây dựng hệ thống chính sách đến việc đầu tư vốn cho phát triển sản xuất đã hướng vào trọng tâm đỡ dàn trải nên hiệu quả sản xuất đã nâng cao. Đặc biệt, việc phát triển cây trồng vật nuôi đã dần chú ý đến hiệu quả của việc sử dụng tài nguyên, đa dạng sinh học và việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất để giảm việc sử dụng phân bón hoá hoc, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng…

2.2.3.2. - Những hạn chếbất cập, bất cập

Trong những năm qua chính sách phát triển nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ đã trở thành nhân tố hết sức quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững. Tuy nhiên, bêBên cạnh những kết quả đạt đượcbước tiến quan trọng đó, CS phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế cụ thể như sau:

- CS phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh Phú Thọ còn chủ yếu tập trung vào phát triển theo quy mô, số lượng chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng, môi trường và việc giải quyết những vấn đề xã hội.

- CS bảo vệ môi trường nông nghiệp nông thôn đang từng bước hình thành nhưng chưa cụ thể, chưa được thực hiện trên thực tế.

- CS phát triển nông nghiệp bền vững chưa đồng bộ, nhiều chính sách còn chưa xuất phát từ thực tiễn của tỉnh.

- Nhiều CS được ban hành nhưng việc thực thi còn yếu kém nhất là những chính sách hướng đến phát triển nông nghiệp sạch, những quy định về việc sử dụng hoá chất, phân bón, chất kích thích tăng trưởng… chưa có những chế tài để buộc phải thực hiện trên thực tế.

Như vậy, Nnhìn chung hệ thống CS phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh Phú Thọ mới đang từng bước được hình thành, còn yếu và thiếu. Để có hệ

thống CS phát triển một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại cần phải khái quát từ thực tiễn và cơ sở lý luận để có cách định hướng cho nền nông nghiệp.

- 2.2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Do nhận thức về vị trí vai trò của nông nghiệp, nông thôn đặc biệt là phát triển nông nghiệp bền vững còn nhiều hạn chế, bất cập. Công tác xây dựng lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững còn chưa được quan tâm, thiếu lý thuyết phát triển làm tiền đề cho các định hướng chiến lược phát triển trong tương lai. Công tác dự báo xu hướng biến đổi, dự báo chính sách chưa đạt hiệu quả. Từ đó dẫn tới trong chỉ đạo không dứt khoát, thực hiện chính sách có nhiều sai sót.

Chất lượng CS chưa cao. Do lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững của một ngành, một tỉnh chưa thực sự hoàn chỉnh, công tác xây dựng chính sách nói chung, chính sách phát triển nông nghiệp bền vững nói riêng chưa chuyên nghiệp, thiếu các nghiên cứu phân tích cụ thể, thiếu hệ thống giám sát theo dõi, thống kê số liệu đáng tin cậy và kịp thời nên dẫn tới chính sách thiếu đồng bộ, chưa kịp thời, một số chính sách thiếu tính khả thi nhưng chưa được điều chỉnh kịp thời, khó đưa vào thực tiễn…

Thiếu các nguồn lực cho việc ban hành và thực hiện chính sách phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh nói riêng. Chủ trương, CS của trên và của tỉnh nhiều nhưng thiếu nguồn tài chính, nhân lực tương ứng, thiếu kiểm tra, đôn đốc. Trách nhiệm của các cấp chính quyền trong thực hiện CS không được làm rõ dẫn đến hiệu quả của việc thực hiện CS không cao.

Một phần của tài liệu hát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ luận văn ths kinh tế 60 31 01 doc (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w