Điều kiện kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu hát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ luận văn ths kinh tế 60 31 01 doc (Trang 54 - 57)

Điều kiện kinh tế - xã hội ở tỉnh Phú Thọ có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhất là phát triển nông nghiệp. Cụ thể:

Thứ nhất, Vvề cơ sở hạ tầng.:

Tỉnh Phú Thọ có hHệ ệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường

sắt và đường thủy. Qua địa bàn tỉnh có quốc lộ 2,32A, 32B, 32C, 70, đường sắt tuyến Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai đang được mở rộng thành tuyến liên vận quốc tế. Hiện nay đường cao tốc Nội Bài - Phú Thọ - Lào Cai, đường xuyên Á và đường Hồ Chí Minh đang được khẩn trương xây dựng. Giao thông đường thủy có cảng Việt Trì trên sông Lô, sông Hồng, cảng Yến Mao trên sông Đà, cảng Bãi Bằng trên sông Lô tạo tuyến vận chuyển thông suốt tới Hà Nội, Hải Phòng và xa hơn nữa. Hệ thống giao thông cho phép đưa sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ đến những thị trường tiêu thụ lớn, nếu khai thác tốt sẽ tạo ra chuỗi liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ nâng cao được giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, giao thông nông thôn còn nhiều khó khăn, nhất là ở vùng núi.

Hệ thống thủy lợi đã được đầu tư xây dựng đáp ứng được yêu cầu phát triển

sản xuất. Hệ thống kênh, mương được bê tông hóa, hệ thống trạm bơm phục vụ cho sản xuất đã được xây dựng gồm 171 trạm bơm các loại với trên 334 máy bơm có tổng công suất động cơ là 16.984 KW, lưu lượng bơm nhỏ nhất 270 m3/h lớn nhất 8.000 m3/h phục vụ tưới cho 11.716 ha, với 623 hồ đập loại vừa và nhỏ phục vụ tưới cho 12.660 ha. Các công trình đập dâng, phai tạm và các bơm dầu dã chiến phục vụ cho 6.000 ha. Với hệ thống công trình trên, hàng năm có thể cấp nước cho 30.376 ha, ở các mức độ và yêu cầu khác nhau [28, tr. 4].

Hệ thống điện và mạng lưới bưu chính viễn thông đã phát triển rộng khắp

trong cả tỉnh, về cơ bản đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Như vậy, cơ sở hạ tầng của tỉnh đã tạo được đầu tư xây dựng tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội. Nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Giao thông còn nhiều khó khăn nhất là ở vùng núi, hệ thống thuỷ lợi của tỉnh đã được đầu tư xây dựng, nhưng mới chỉ cơ bản hoàn thiện ở vùng đồng bằng một phần ở vùng đồi, vùng núi chủ yếu vẫn lệ thuộc vào tự nhiên.

Thứ hai, vVềề dân số và nguồn lao động.

Phú Thọ là một tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, năm 20121 dân số của tỉnh là 1.329.342 người, mật độ dân số bình quân: 376,2 người/km2, hơn 80% dân số thuộc khu vực nông thôn. Số người trong độ tuổi lao động là 830.3000 người, trong đó số người đang làm việc 710.802.800 người. Số đang lao động trong nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 438.443.800 người. Lao động trong nông nghiệp chiếm phần lớn trong tổng số lao động của tỉnh.

Biểu đồ 2.1: Lao động trong các ngành kinh tế của tỉnh Phú Thọ

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ Năm 2012

Người lao động có tinh thần cần cù, sáng tạo, có tinh thần đoàn kết, vượt mọi khó khăn. Tuy nhiên, lao động trong nông nghiệp có chất lượng chưa cao, lao động qua đào tạo của tỉnh chiếm 18.7hơn 30% năm 2012 trong tổng số lao động nhưng lao động qua đào tạo trong nông nghiệp qua đào tạo lại rất thấp. Đội ngũ lao động trẻ, có trình độ có xu hướng chuyển sang các lĩnh vực khác. Đây là một khó

khăn cho việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, phát triển một nền nông nghiệp chất lượng cao.

Một phần của tài liệu hát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ luận văn ths kinh tế 60 31 01 doc (Trang 54 - 57)