lực cạnh tranh của hàng hóa nông sản của tỉnhn.
Thị trường nông sản của tỉnh trong nhiều năm qua còn rất nhiều khó khăn, chủ yếu vẫn là tiêu thụ tại chỗ, chịu nhiều sức ép, giá cả nông sản bấp bênh, người nông dân không được dự báo và cung cấp thông tin thị trường một cách đầy đủ, không được cung cấp những thông tin về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Từ đó dẫn tới khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản rất thấp nhất là khi xuất khẩu ra nước ngoài. Để phát triển thị trường tiêu thụ và nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá cần phải thực hiện những giải pháp sau:
3.2.3.1. Phát triển thị trường nông sản.
Muốn tiến tới phát triển bền vững trong nông nghiệp thì việc xây dựng phát triển thị trường ổn định là hết sức quan trọng. Không thể có một nền nông nghiệp bền vững khi mà thị trường bấp bênh không ổn định, cơ cấu cây trồng vật nuôi luôn thay đổi do biến động của thị trường, dẫn tới tình trạng nay trồng, mai chặt. Việc dự báo thị trường và xây dựng thị trường tiêu thụ nông sản ổn định là hết sức cần thiết.
- Về phía cơ quan quản lý cần phải có sự đầu tư thăm dò thị trường trong và ngoài nước chủ động tìm các đối tác để phát triển thị trường nông sản ra nước ngoài. Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu nông sản của tỉnh ra các thị trường nước ngoài.
- Có những biện pháp thúc đẩy người nông tham gia vào các hiệp hội ngành hàng để được cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin về giá cả vật tư nông nghiệp và giá cả nông sản.
- Tham khảo mô hình phát triển thị trường và nhu cầu thị trường của các địa phương trong vùng để học tập kinh nghiệm và mở rộng thị trường nông sản.
- Nâng cao năng lực của các chủ thể kinh tế là các hộ gia đình, đây là đơn vị kinh tế trong kinh tế thị trường trong lĩnh vực nông nghiệp. Các chủ thể kinh tế phải chủ động liên kết với nhau. Phải xuất phát từ nhu cầu, nguồn lực của các chủ thể sản xuất nông nghiệp để xác định những biện pháp tác động phù hợp. Trong đó việc cần thiết trước hết đó là tạo nên mối liên hệ chặt chẽ bền vững giữa người sản xuất với nhà khoa học, với doanh nghiệp, với nhà nước để thay đổi tư duy của người sản xuất và thay đổi thực sự phương thức sản xuất, phương thức tiếp cận thị trường của người nông dân trong tỉnh.
3.2.3.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa của nông sản của tỉnh.
Trên cơ sở làm tốt công tác mở rộng thị trường cho nông sản hàng hoá thì trong thời gian tới ngành nông nghiệp của tỉnh cần phải thực hiện những biện pháp nhằm nâng cao khả năng cacạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường trong và ngoài nước. Muốn nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản thì cần phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
- Hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi từ đó giảm giá thành sản phẩm. Đây là yếu tố tác động rất mạnh đến sản xuất nông nghiệp. Giá thành hàng nông sản của cả nước nói chung của tỉnh Phú Thọ nói riêng luôn thiếu khả năng cạnh tranh một phần do chi phí quá cao. Cần phải xây dựng những vùng sản xuất tập trung, đầu tư cho ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm tạo khả năng cạnh tranh với hàng nông sản của các địa phương trong vùng và với nông sản nước ngoài.
- Xây dựng một chuỗi liên hoàn từ cung ứng giống cây trồng vật nuôi, vận chuyển, bảo quản, chế biến làm giảm hao hụt sau thu hoạch; để giảm chi phí và đảm bảo chất lượng nông sản cao, ổn định.
- Xây dựng những quy chuẩn cụ thể, chi tiết về việc sử dụng phân bón hoá học, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh, chất bảo quản. Có sự hướng dẫn và giám sát chặt chẽ đảm bảo chất
lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp nguồn gốc nông sản rõ ràng để nâng cao được khả năng cạnh tranh của các loại hàng nông sản trong tỉnh.
- Làm tốt công tác cung cấp thông tin, quảng bá sản phẩm nông sản đến người tiêu dung để xây dựng lòng tin của người tiêu dung với những mặt hang nông