Nhóm giải phá pp pphát triển nông nghiệp gắn với việc bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu hát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ luận văn ths kinh tế 60 31 01 doc (Trang 136 - 144)

của lao động nông nghiệp, dần sử dụng các loại máy móc để thay thế lao động thủ công làm cho năng suất lao động tăng lên và giảm sự vất vả của người lao động.

- Đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hoá mới ở thông thôn, nâng cao nhận thức cho người dân nông thôn, xoá bỏ những hủ tục trong đời sống, xoá dần sự bất bình đẳng giới, Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, nâng cao đời sống tinh thần cho cộng đồng cư dân nông nghiệp, tạo điều kiện quan tâm đến điều kiện học tập cho con em nông dân nhất là ở vùng sâu, vùng xa, tạo ra sự ổn định xã hội- chính trị cho sự phát triển kinh tế.

- Gắn phát triển nông nghiệp bền vững với việc thực hiện chương trình quốc gia: Xây dựng nông thôn mới tạo ra sự tác động cùng chiều đẩy mạnh sự nghiệp pphát triển nông nghiệp.

3.2.7. Nhóm giải pháp p pphát triển nông nghiệp gắn với việc bảo vệ môi trường. trường.

Để phát triển nền nông nghiệp bền vững thì bên cạnh những giải pháp về phát triển kinh tế để đạt tới một nền nông nghiệp hiện đại thì một yêu cầu rất quan trọng là phải có những giải pháp để hướng đến nông nghiệp thân thiện với môi trường, nông nghiệp sạch giữ gìn sự cân bằng sinh thái.

- Làm thay đổi tư duy, phương pháp canh tác của người nông dân trong tỉnh, chuyển từ tư duy canh tác theo tập quán theo thói quen sang canh tác theo quy trình kỹ thuật. Đây là yêu cầu rất quan trọng để dần hướng hoạt động sản xuất nông nghiệp của người nông dân than thiện với môi trường.

- Xây dựng, phổ biến rộng rãi chế độ canh tác, quy trình canh tác một cách khoa học trong đó sử dụng không quá mức phân bón hóa học, thuốc phòng trừ sâu bệnh làm cho đất bị sơ cứng và huỷ diệt đa dạng sinh học.

- Kiểm soát chặt chẽ các khâu sản xuất, cung ứng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, chất bảo quản, chất kích thích tăng trưởng tránh gây ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước.

- Đưa công nghệ sinh học vào giải quyết các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động sản xuất nông nghiệp trong tỉnh như xử lý lượng rơm rạ sau thu hoạch, các chất thải từ chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.

- Quản lý rừng thật chặt chẽ tránh khai thác rừng bừa bãi, việc phát triển các vùng cây công nghiệp như chè, cao su ở các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Ba, Hạ Hoà… cần phải có sự tính toán kỹ lưỡng không để xảy ra khai thác rừng bừa bãi, phá rừng chuyển sang trồng các cây công nghiệp lâu năm gây lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất. - Xây dựng những vùng nuôi trồng thuỷ sản cần phải tính đến việc xử lý lượng chất thải gây ô nhiễm nguồn nước để có giải pháp pphù hợp bảo vệ môi trường nước.

- Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ngoài nông nghiệp, đặc biệt là do hoạt động đổ bừa bãi các chất thải từ các khu đô thị, khu công nghiệp nhà máy, làng nghề làm ô nhiễm nguồn nước, phá hủy môi trường sinh thái. Tổ chức tốt việc thu gom rác thải sinh hoạt ở nông thôn; vệ sinh môi trường nông thôn.

- Thực hiện những trương trình ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu của chính phủ và chủ động xây dựng chương trình ứng phó phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh. Với điều kiện tự nhiên của một tỉnh miền núi cần xây dựng những chương trình ứng phó với hạn hán, lũ quét sạt lở đất để tránh những thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

- Tuyên truyền giáo dục người dân nâng cao ý thức đối với việc bảo vệ môi trường sinh thái, có cơ chế ràng buộc và xử phạt nghiêm đối với hành vi phá hủy môi trường sinh thái trên tất cả các lĩnh vực trong đó có nông nghiệp.

Để thực hiện được những giải pháp trên cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị của tỉnh làm sâu sắc thêm nhận thức về sự phát triển nông nghiệp bền vững nói riêng và phát triển bền vững trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội nói chung. Cần thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh trên cơ sở phân tích thực trạng, tác động của điều kiện quốc tế, trong nước và trong vùng; xây dựng hệ thống CS phát triển nông nghiệp cụ thể, đồng bộ, tạo nên sự gắn kết giữa các ngành các lĩnh vực để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Trước hết, để phát triển nông nghiệp bền vững phải tăng cường đầu tư hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp, tăng cường nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đẩy mạnh quá trình tập trung ruộng đất để tạo điều kiện chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn.

Phải lựa chọn mô hình phát triển phù hợp với điều kiện của tỉnh đó là phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng phát huy những ưu thế đa dạng về điều kiện tự nhiên để phát triển nền nông nghiệp đa dạng và gắn với nhu cầu của thị trường. Đẩy mạnh phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến, hướng sản xuất ra thị trường trong và ngoài nước.

Trong quá trình phát triển nông nghiệp bền vững phải kết hợp đúng đắn các mục tiêu, lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường. Trong điều kiện hiện nay của tỉnh cần thực hiện những giải pháp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế từ đó làm cơ sở để từng bước thực hiện các mục tiêu xã hội, môi trường. Huy động được sự tham gia của toàn thể xã hội vào công cuộc phát triển bền vững từ các doanh nghiệp, các nhà khoa học, các nhà quản lý, và toàn bộ nhân dân những chủ thể của quá trình phát triển bền vững.

KẾT LUẬN

Phát triển bền vững ngày nay trở thành một nhu cầu cấp thiết, xu thế khách quan hơn lúc nào hết cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Trong nhiều thập niên trước do nhu cầu đẩy nhanh sự phát triển về kinh tế mà ở nhiều nơi trên thế giới môi trường bị ô nhiêm nghiêm trọng đe doạ chính sự tồn tại của con người và sự phát triển của xã hội loài người. Bằng sự cố gắng nỗ lực của cộng đồng quốc tế của các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế mà nhân loại đã nhận thức rõ ràng hơn về vai trò của phát triển bền vững đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Quá trình trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi các quốc gia, của các địa phương, ngành. doanh nghiệp, Ongười dân đã từng bước hướng tới bền vững. Trước xu thế khách quan này ấy Đảng, Nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của phát triển bền vững, do đó, nước ta đã sớm tham gia công ước quốc tế về phát triển bền vững.

Ở các địa phương, trong đó có tỉnh Phú Thọ, phát triển các ngành các lĩnh vực một cách bền vững các ngành của tỉnhtrở thà đã trở thànhnh yêu cầu khách quan để phát triển toàn diện kinh tế xã hội theo hướng bền vững. Phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ đang dần được đặt vào vị trí trọng tâm và có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh .trên cơ sở định hướng đó tác giả luận văn nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề và thấy cần thiết phải nghiên cứu để từ đó đưa ra được giải pháp để phát triển nền nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ.

Phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ là một quá trình đưa sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển từ trình độ thấp đến trình độ cao, trong quá trình này đảm bảo đồng thời, hài hòa sự tăng trưởng cao, có chất lượng về kinh tế nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu của xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái ở tỉnh. Quá trình phát triển này chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố bên trong, bên ngoài, nhưng quan trọng nhất là chính sách phát triển nông nghiệp của Nhà nước nói chung, tỉnh Phú Thọ nói riêng.

Từ việc tìm hiểu Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, kế thừa và hệ thống hoá những vấn đề lý luận về phát triển bền vững, đặc điểm, những yếu tố tác động đến phát triển nông nghiệp bền vững, tìm hiểu quá trình kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang cho thấy, để phát triển nông nghiệp bền vững, các tỉnh này đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của từng tỉnh, trong đó, các tỉnh này rất chú trọng công tác quy hoạch, định hướng để phát triển nông nghiệp đảm bảo hài hòa các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. luận văn đã rút ra được bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Thọ nhằm giải quyết tốt hơn những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nông nghiệp bền vững.

Trong thời gian vừa qua, phát triển nông nghiệp ở Phú Thọ đã đạt được một số thành tựu, nhất là những thành tựu về kinh tế, tuy nhiên, xét theo các nội dung, tiêu chí đánh giá sự bền vững, phát triển nông nghiệp ở Phú Thọ vẫn còn những hạn chế, đặc biệt là việc giải quyết hài hòa, đồng thời các vấn đề xã hội, vấn đề môi trường nảy sinh trong quá trình phát triển nông nghiệp của tỉnh. Những hạn chế đó có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, trong đó nguyên nhân cơ bản, chủ yếu là do những bất cập trong chính sách, quy định và trong quy hoạch, định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh.là một tỉnh nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, Luận văn đã nghiên cứu những đặc điểm của tỉnh Phú Thọ chỉ ró những tiềm năng thế mạnh của phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; tìm hiểu phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh theo các tiêu chí của nông nghiệp bền vững. Trên cơ sở đó luận văn đánh giá khái quát kết quả đạt được của quá trình phát triển nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ chỉ ra những thành tựu và những hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế và những vấn đề đặt ra để phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh.

Trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ, quán triệt những chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển bền vững, phát triển nông nghiệp, trong thời gian tới, chúng ta cần quán triệt đầy đủ các quan điểm sau: Phát triển nông nghiệp bền vững phải dựa vào lợi thế của tỉnh; Phải có điều kiện, lộ trình, mô hình và bước đi phù hợp; Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình phát triển nhanh rút ngắn về thời gian; Đảm bảo hài hoà các loại lợi ích của các chủ thể trong quá trình phát triển; Phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh Phú Thọ phải phù hợp với định hướng phát triển chung.

Trên cơ sở các quan điểm nêu trên, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau để phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ. Những giải pháp này bao gồm những giải pháp của tỉnh và những giải pháp của các chủ thể khác. Trong các giải pháp được đưa ra, nhóm giải pháp của tỉnh trong việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, CS phát triển nông nghiệp bền vững là nhóm giải pháp quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển bền vững nông nghiệp luận văn đã xác định những quan điểm và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phúở tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.

. Từ việc đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh luận văn đề xuất 6 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát triển một nền nông nghiệp đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế và bảo vệ được môi trường sinh thái, bao gồm: Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách; Nhóm giải pháp về quy hoạch phát triển nông nghiệp; Nhóm giải pháp phát triển thị trường nông sản, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản; Nhóm giải pháp phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường; Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho phát triển nông nghiệp bền vững; nhóm giải pháp phát triển nông nghiệp gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội.

Trong những năm tới, đáng chú ý nhất là toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh từ Đảng bộ, chính quyền, doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể cho đến người dân cần phải tập trung giải quyết được một số vấn đề sau:

- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách cụ thể cho phát triển bền vững kinh tế xã hội tạo đà cho phát triển nông nghiệp bền vững.

- Đặc biệt quan tâm tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, tạo nên mối liên kết chặt chẽ từ sản xuất cho tới bảo quản, chế biến và tiêu dùng nông sản, tạo nên mạng lưới liên kết chặt chẽ để hướng đến tính bền vững thực sự về mặt kinh tế từ đó làm cơ sở cho bền vững về xã hội và môi trường trong quá trình phát triển nông nghiệp của tỉnh.

- Tạo ra sự thống nhất trong công tác quy hoạch: giữa quy hoạch phát triển công nghiệp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giải quyết việc làm, quy hoạch phát triển nông nghiệp....để tạo điều kiện cho quá trình hiện đại hoá nền kinh tế nhưng cũng đồng thời là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững nông nghiệp.

- Giải quyết tốt việc làm cho nông dân, nâng cao chất lượng người lao động trong khu vực nông nghiệp, làm tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, công tác cung cấp thông tin về thi trường lao động, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động nông thôn

- Làm thay đổi nhận thức của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, người dân về bảo vệ môi trường. Cụ thể hoá những tiêu chuẩn về môi trường cấp tỉnh, tạo ra sự đồng thuận của cả xã hội trong việc bảo vệ môi trường sống.

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, mặc dù đã hết sức tác giả luận văn dù rất nghiêm túc, chân thực và có nhiếu cố gắng, nhưng do những hạn chế về phía cá nhân tác giả và điều kiện nghiên cứu nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót khiếm khuyết. Tác giả luận văn mong nhận được sự thông cảm và những ý kiến đóng góp của thầy cô, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện và có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn hơn.

Một phần của tài liệu hát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ luận văn ths kinh tế 60 31 01 doc (Trang 136 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w