Bối cảnh mới và tác động của nó đến phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu hát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ luận văn ths kinh tế 60 31 01 doc (Trang 111 - 116)

Ở TỈNH PHÚ THỌ TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. Bối cảnh mới và quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ Phú Thọ

3.1.1. Bối cảnh mới và tác động của nó đến phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ vững ở tỉnh Phú Thọ

3.1.1.1.- Bối cảnh quốc tế

Thứ nhất, tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra sâu sắc, các thể chế thương mại quốc tế liên quan đến nông nghiệp ngày càng hoàn thiện tạo điều kiện để các quốc gia tham gia vào các định chế kinh tế, thương mại đa phương, khu vực và quan hệ song phương. Tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế với việc cắt giảm các hàng rào thuế quan, phi thuế quan nông nghiệp đã , tạo thuận lợi cho việc mở rộng thị trường nông sản cho các quốc gia. Hội nhập quốc tế làm cho nguồn vốn, lao động, công nghệ… trong ngành nông nghiệp giữa các quốc gia được tự do di chuyển, từ đó vốn, lao động, hàng hoá… mmở rộng khả năng tiếp cận thị trường, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng canh tranh của hàng hoá, dịch vụ của mỗi nước trên thị trường thế giới cho các quốc gia tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong những năm qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam diễn ra mạnh mẽ, đến nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 180 quốc gia. Đến năm 2006 Việt Nam đã ký kết 86 hiệp định thương mại song phương, 46 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức quốc tế như: ASEM, APEC, WTO, tham gia vào cá tổ

chức khu vực như: ASEAN và khu vực mậu dịch tự do ASEAN, khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc…

Hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động mạnh mẽ, toàn diện đến phát triển sản xuất nông nghiệp của Việt Nam nói chung và của các địa phương nói riêng.

Với tỉnh Phú Thọ tác động của hội nhập quốc tế tới nông nghiệp là rất mạnh mẽ, làm thay đổi tư duy và cách thức sản xuất của người nông dân, tạo ra một nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, thích ứng với thị trường.

Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nguồn vốn để phát triển nông nghiệp của tỉnh, dù so với lĩnh vực khác vốn đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp là không nhiều nhưng đã tác động tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển. Từ năm 2009 đến năm 2013 vốn ODA cho lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh là 1,33 nghìn tỷ chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, nước sạch… Các dự án đầu tư trực tiếp vào nông nghiệp của tỉnh là liên doanh chè Phú Bền, liên doanh chè Phú Đa, dự án trồng lúa Nhật, ngô ngọt, dưa bao tử làm nguyên liệu để xuất khẩu ở một số huyện Cẩm Khê, Lâm Thao, Thanh Thuỷ…

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hoá. Trước đây sản xuất nông nghiệp của tỉnh chủ yếu là sản xuất nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ và chủ yếu là sản xuất lương lực nhưng dưới tác động của hội nhập cơ cấu sản xuất của tỉnh đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh trong lĩnh vực này là chè diện tích chè của tỉnh đến năm 2012 chiếm 12% diện tích chè cả nước, chiếm 13% sản lượng chè cả nước.[59snn phú thọ. vn]. Góp pp phần chuyển bớt lao động từ trồng lương thực sang nông nghiệp pp phi lương thực và dịch vụ nông nghiệp.

Thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp như: giao thông, thông tin, công nghiệp chế biến nông sản, khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp. Giao thông nông thôn phát triển mạnh mẽ hệ thống đường liên xã liên thôn được xây dựng, đường làng cũng được bê tông hoá, hệ thống thuỷ lợi được hoàn thiện nhất là ở những huyện vùng núi.

Hội nhập quốc tế còn mở rộng thị trường cho nông sản địa phương. Trước đây nông sản chủ yếu được tiêu thụ tại chỗ và vận chuyển đến những vùng lân cận, nhưng khi hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ đã tạo ra cơ hội để nông sản của tỉnh vươn ra thị trường thế giới. Một số mặt hàng nông sản như: chè, chuối, ngô ngọt, dưa chuột bao tử… đã tìm được thị trường ngoài nước tạo thuận lợi để người nông dân mở rộng sản xuất nâng cao thu nhập. Xuất khẩu nông sản cũng là con đường để nông dân hướng đến sản xuất lớn, thay đổi phương pháp sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra những thách thức không nhỏ với sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Khi tham gia vào thị trường thế giới sẽ làm cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh lệ thuộc vào sự biến động của thị trường thế giới, cơ cấu sản xuất thiếu ổn định và tăng thêm rủi ro với sản xuất nông nghiệp. Sản xuất thường chạy sau thị trường, khi giá nông sản xuất khẩu tăng làm cho người sản xuất sẽ mở rộng diện tích, nhưng khi mở rộng diện tích thì giá nông sản lại hạ xuống làm cho nông dân buộc phải bán rẻ hoặc phải phá bỏ cây trồng. Điều này gây khó khăn cho việc điều chỉnh cơ cấu cây trồng. Khi mở cửa thị trường các loại vật tư thường xuyên biến động theo sự biến động của thị trường thế giới làm cho thu nhập của nông dân thiếu ổn định. Đồng thời sự xâm nhập của nông sản nước ngoài với giá rẻ gây khó khăn cho nông nghiệp của tỉnh. Trong những năm gần đây hàng loạt các loại nông sản Trung Quốc tràn vào thị trường Việt Nam trong đó có tỉnh Phú Thọ như: rau củ, hoa quả, gia súc, gia cầm, thuỷ sản… với giá rẻ làm cho nông sản được sản xuất trên địa bàn tỉnh không thể cạnh tranh do giá thành cao hơn, thậm chí là rất nhiều loại nông sản nhập lậu với giá rất rẻ làm cho người nông dân rất khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Quá trình sản xuất nông nghiệp của tỉnh thiếu sự liên kết chặt chẽ, yếu kém về trình độ, về năng lực cạnh tranh gây nhiều khó khăn cho phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh.

Thứ hai, sự biến đổi khí hậu toàn cầu diễn ra ngày càng phức tạp, gây ra

những ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển của nông nghiệp thế giới nói chung và nông nghiệp của các quốc gia nói chung và của từng các địa phương nói riêng. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh nhất bởi biến đổi khí

hậu. Biến đổi khí hậu làm cho bão, lũ, lụt, hạn hán ngày càng gia tăng về tần suất, nhiệt độ tăng. Sự bất thường của thời tiết khí hậu làm cho sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Cũng như tình hình chung của cả nước, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn trở ngại, nhiệt độ tăng lên, mưa thất thường làm cho dịch bệnh hại cây trồng vật nuôi diễn ra ngày càng nhiều hơn gây thiệt hại cho sản xuất, lũ quét, ngập úng ngày càng xảy ra nghiêm trọng hơn ở vùng núi và vùng trũng, sạt lở đê, bờ sông cũng xảy ra nhiều hơn, bên cạnh đó hạn hán cũng xảy ra làm cho nhiều diện tích không thể trồng cấy vì thiếu nước. Chăn nuôi cũng gặp nhiều trở ngại vì sự thất thường của thời tiết, dịch bệnh diễn ra nhiều hơn và phức tạp hơn.

Nhìn chung biến đổi khí hậu gây ra tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống đặc biệt tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của cư dân nông thôn. Nó làm thay đổi quy mô, sản lượng, cơ cấu, chất lượng, thu nhập của sản xuất nông nghiệp. Thực tế đó đòi hỏi phải có những biện pháp tích cực để thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thứ ba, khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh mẽ đến phát triển nông

nghiệp ở Phú Thọ.mội hoạt động, mọi ngành, mọi địa phương

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra từ năm 2008 đến nay đã tác động mạnh mẽ tới hầu khắp các nước trên thế giới. Đối với các quốc gia khủng hoảng kinh tế đã làm suy giảm tốc độ tăng trưởng, gây cản trở cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có nông nghiệp. Đối với một tỉnh nghèo như Phú Thọ thì khủng hoảng kinh tế gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng. Chi phí sản xuất tăng cao, các loại vật tư nông nghiệp: phân bón, xăng dầu, giống cây trồng vật nuôi, thức ăn chăn nuôi tăng cao…, trong khi thiên tai, dịch bệnh thì thường xuyên diễn ra.

Thị trường nông sản vốn đã bấp bênh nay càng khó khăn hơn, với những mặt hàng xuất khẩu của tỉnh như: chè, rau quả…rất khó mở rộng thị trường, chi phí tăng cao nhưng giá bán không tăng mà còn giảm dẫn tới diện tích sản xuất bị thu

hẹp, việc làm, thu nhập của nông dân đều giảm, điều đó cản trở quá trình đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến nông sản, cản trở việc thực hiện những mục tiêu của phát triển nông nghiệp bền vững.

3.1.1.2. - Bối cảnh trong nước

Thứ nhất, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường, đời sống

của nhân dân không ngừng được nâng lên. Nhờ vào thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế đã có sự tăng trưởng liên tục trong nhiều năm, nền kinh tế đã có những bước phát triển vững chắc và từng bước hướng tới kết hợp giữa các mục tiêu kinh tế với những mục tiêu môi trường, từng bước xây dựng chiến lược phát triển bền vững. Các mục tiêu phát triển bền vững thể hiện ở các ngành các lĩnh vực trong đó có cả nông nghiệp.

Thứ hai, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nền kinh tế được

coi là nhiệm vụ trung tâm của quá trình phát triển kinh tế, hướng tới xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại. Trong nông nghiệp, Đảng, Nhà nước đang lãnh đạo, tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu hướng đến xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước hiện đại, có cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Chương trình này đã có sức lan toả mạnh mẽ tạo thành một không khí thi đua sôi nổi để tiến tới hiện đại hoá nông thôn, làm thay đổi bộ mặt nông thôn nước ta.

Thứ ba, Nước ta đang từng bước xây dựng chiến lược phát triển bền vững.

Chương trình nghị sự 21 biểu hiện chiến lược phát triển bền vững. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 đã đề ra mục tiêu tăng trưởng nhanh đi đôi với bền vững đảm bảo chất lượng gắn với bảo vệ môi trường và công bằng xã hội.

Thứ tư, hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu

vực. Việt Nam đang thực hiện các cam kết theo lộ trình gia nhập WTO, nhiều hiệp định thương mại khu vực và song phương như AFTA, hiệp định song phương Việt Nam- Trung Quốc, Việt Nam- Hoa Kỳ, Việt Nam- Hàn Quốc….Đây là điều kiện thuận lợi cho toàn bộ nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng, nó mở ra thị

trường rộng lớn cho sản xuất nông nghiệp, tạo cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của các nước tiên tiến. Tuy nhiên, cũng đặt ra thách thức không nhỏ cho mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững của nước ta khi phải đối mặt với thị trường rộng lớn, yêu cầu cao, tính cạnh tranh gay gắt.

Thứ năm, tình hình chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ

vững, hệ thống chính trị tiếp tục được đổi mới là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển bền vững.

Thứ sáu, thực tiễn đất nước vẫn còn nhiều bất cập cho việc thực hiện mục

tiêu phát triển bền vững nói chung và phát triển nông nghiệp bền vững nói riêng. - CS phát triển nông nghiệp, nông nghiệp bền vững còn hạn chế như: CS về ruộng đất, CS hỗ trợ đầu ra cho nông sản, CS phát triển công nghiệp chế biến nông sản…

- Trình độ lao động trong khu vực nông nghiệp còn thấp, khả năng làm chủ quá trình sản xuất thích ứng với thị trường còn thấp kém.

- Nhận thức về vai trò của môi trường đối với sự tồn tại, phát triển của con người còn thấp, nhận thức về nông nghiệp bền vững còn nhiều hạn chế, sai lệch.

- Kinh tế đất nước đang trong thời kỳ khủng hoảng gây khó khăn cho phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng, nhất là khó khăn về vốn đầu tư về thị trường đầu ra cho sản xuất, chi phí sản xuất tăng cao….

Tóm lại, tình hình quốc tế và trong nước trong thời gian tới vừa tạo ra

thuận lợi đồng thời vừa đặt ra những thách thức không nhỏ đối với phát triển nông nghiệp của Việt Nam nói chung và phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ nói riêng.

Một phần của tài liệu hát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ luận văn ths kinh tế 60 31 01 doc (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w