Phát triển nông nghiệp bền vững là một cấu thành quan trọng của phát triển bền vững, nội dung của nó bao hàm cả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
1.2.1.1.Về kinh tế:
Thứ nhất, sản lượng nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng tương đối cao và ổn
định. Tăng trưởng về sản lượng nông nghiệp không chỉ phản ánh bước tiến về quy mô mà còn là cơ sở để giải quyết những vấn đề kinh tế- xã hội. Tăng trưởng về quy mô sản lượng là yêu cầu trước tiên đế đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, hướng đến thị trường thế giới nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân và trước hết là người làm nông nghiệp.
Để đảm bảo tính bền vững thì tăng trưởng về quy mô sản lượng nông nghiệp pp phải đảm bảo ba yêu cầu cơ bản là: mức tăng sản lượng tương đối cao, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao do tăng dân số, quy mô tiêu dung tăng. Đồng thời
mức tăng trưởng của sản lượng nông nghiệp mang tính ổn định. Đây là yêu cầu
quan trọng để đảm bảo được tính bền vững của nông nghiệp. Điều đó vừa thể hiện năng lực sản xuất ổn định, giảm thiểu sự lệ thuộc vào tự nhiên, vì đặc trưng của sản xuất nông nghiệp là ngành phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên; vừa góp p pphần tạo ra nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế nói chung và khả năng chống chịu với những biến động bên trong và bên ngoài nền kinh tế. Mặt khác, tăng trưởng sản
lượng nông nghiệp cần đảm bảo chất lượng cao, tăng quy mô sản lượng gắn liền
với việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, sử dụng tiết kiệm tài nguyên đất, nước và không làm suy thoái môi trường.
Thứ hai, cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Chuyển
dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ tức là phát triển hệ thống sản xuất kết hợp nông – lâm, nông- lâm – ngư nghiệp pphù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp khi tham gia vào thị trường thế giới, trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
1.2.1.2. Về xã hội
: Phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững trong nông nghiệp nói
riêng không chỉ dừng lại ở kinh tế mà còn thể hiện trên lĩnh vực xã hội.
Thứ nhất, tạo việc làm cho người dân nông thôn, từ đó làm tăng thu nhập,
nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân. Sản xuất nông nghiệp có tính đặc thù riêng đó là việc làm mang tính thời vụ, nông dân chỉ có việc làm thường xuyên khi vào thời vụ sau đó lại không có việc làm. Vì vậy, tạo việc làm thường xuyên và ổn định cho người dân trong những ngày nông nhàn ở khu vực nông thôn là hết sức quan trọng, từ đó mới có thể thực hiện được mục tiêu tăng thu nhập cho người lao động.
Thứ hai, xóa đói giảm nghèo. Mục tiêu của phát triển bền vững là phát triển
vì con người. Vì vậy, xóa đói giảm nghèo là một yêu cầu tất yếu khách quan của phát triển bền vững về xã hội. Trong sản xuất nông nghiệp sự tác động của điều kiện tự nhiên là rất lớn, những rủi ro như thiên tai, bão lũ, hạn hán, dịch bệnh, mất mùa làm cho thu nhập của người sản xuất không ổn định thậm chí mất trắng.
Trong kinh tế thị trường, nhất là khi hội nhập vào thị trường thế giới những tác động của cạnh tranh, rủi ro trong kinh doanh…làm cho tình trạng đói nghèo tồn tại.
Đồng thời chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp còn thấp điều đó dẫn tới cơ hội việc làm, hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp gây ra tình trạng đói nghèo.
Nghèo đói gây ra những hậu quả nặng nề cho xã hội, làm ảnh hưởng đến những nguồn lực để tăng trưởng, gây căng thẳng xã hội, làm gia tăng các tệ nạn xã hội…Do đó, tất yếu phải giải quyết vấn đề đói nghèo ở khu vực nông nghiệp trong quá trình phát triển bền vững.
Thứ ba, Phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao. Trong khu vực
nông nghiệp đời sống văn hóa tinh thần của người dân còn thấp, sức khỏe chưa được chăm sóc kịp thời, người dân chưa có những điều kiện tốt nhất để học tập. Điều này sẽ gây ra những hạn chế cho chính sự tăng trưởng trong nông nghiệp. Do đó cần phải đặt ra yêu cầu nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân ở khu vực nông nghiệp để có được sự phát triển bền vững.
Thứ tư, do đặc điểm riêng của sản xuất nông nghiệp nên việc tạo thêm việc
làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo là một yêu cầu bức thiết để có thể phát triển nông nghiệp bền vững. Vì khu vực nông nghiệp thường có mức sống thấp hơn, cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập thấp hơn những khu vực khác.
Như vậy, Pphát triển bền vững nông nghiệp về mặt xã hội, nhằm duy trì sự ổn định xã hội, giảm bớt những tác động tiêu cực đến quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo đà để xây dựng nông thôn mới.
1.2.1.3. Về môi trường.
, Hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống đòi hỏi phải sử dụng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là nguồn đất và nguồn nước. Quá trình phát triển sSản xuất nông nghiệp ngày càng phải tăng trưởng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế và hướng ra thị trường thế giới. Từ đó dẫn tới tài nguyên đất bị suy thoái, tài nguyên nước, môi trường bị ô nhiễm. Sự biến đổi, xuống cấp về môi trường đó lại cản chở chính hoạt động sản xuất nông nghiệp, đất đai bạc màu làm cho hiệu quả sản xuất thấp, sự ô nhiễm môi trường do sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật làm cho chất lượng cuộc sống của người nông dân thấp, như thế không thể có nền nông nghiệp bền vững.
Bởi vậy, trong quá trình phát triển bền vững nền nông nghiệp hiện đại phải chú ý đến việc bảo vệ, giữ gìn môi trường, tài nguyên đất, nước, và sự đa dạng sinh học ở nông thôn . và môi tr ường, đó là nội dung quan trọng của phát triển nông nghiệp bền vững.
Phát triển nông nghiệp bền vững cần phải chú ý đến những vấn đề sau: Phát triển nông nghiệp cần phải sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí, làm suy kiệt tài nguyên đất, nước. Việc sử dụng những chế phẩm hóa học cần tính đến độ an toàn không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, thuốc trừ cỏ, phân bón hóa học. Cần hướng đến một nền nông nghiệp hữu cơ, thân thiện với môi trường.
Phát triển nông nghiệp cũng cần phải gắn với bảo vệ, nuôi dưỡng và cải tạo môi trường sinh thái. Cần phải bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ tài nguyên nước, nguồn lợi thủy sản, bảo vệ sự đa dạng sinh học tạo ra sự cân bằng sinh thái trong
quá trình phát triển nông nghiệp. Đó vừa là mục đích nhưng đồng thời là động lực cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp.