Chính sách của tỉnh Phú Thọcấp tỉnh

Một phần của tài liệu hát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ luận văn ths kinh tế 60 31 01 doc (Trang 62 - 68)

Nhận thức rõ vai trò của nông nghiệp với một tỉnh trung du, miền núi với hơn 80% dân số sống ở khu vực nông thôn. Tỉnh Phú Thọ luôn coi trọng việc phát

triển nông nghiệp với những quan điểm, định hướng và cụ thể hoá bằng chính sách để tạo điều kiện phát triển nông nghiệp của tỉnh.

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (năm 2005) đã đánh giá kết quả hoạt động của sản xuất nông nghiệp của tỉnh: Sản xuất nông, lâm nghiệp trong điều kiện khó khăn vẫn tiếp tục phát triển góp p pphần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực, xoá đói giảm nghèo, giữ vững ổn định kinh tế xã hội” [12, tr. 13].

Trên cơ sở đó, Báo cáo chính trị của đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp của tỉnh là: “… Tạo chuyển biến về chất lượng tăng trưởng kinh tế ở mức cao đi đôi với phát triển bền vững, bắt nhịp với đà phát triển chung của cả nước…”, “…Phát triển kinh tế phải đi đôi với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường; nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân….” ([12báo cáo ct đhdb XVI, tr. 2112)]

“Đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá với phương thức canh tác tiên tiến gắn chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nông thôn”[12, tr. 26]

Như vậy, Trong 5 năm trở lại đâyC, cùng với việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều chính sách phát triển nông nghiệp hướng đến phát triển nền nông nghiệp hàng hoá và bảo vệ được môi trường. Trtrong các nghị quyết của đại hội đảng bộ lần thứ XVI, XVII đều chú ý đến đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hoá, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và mở rộng thị trường nông sản. Với nhiệm vụ đặt ra trong lĩnh vực nông nghiệp: “Đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất

hàng hoá với phương thức canh tác tiên tiến gắn chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nông thôn”[15, tr26nghị quyết ĐHĐB tỉnh lần

Cùng với việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều chính sách phát triển nông nghiệp hướng đến phát triển nền nông nghiệp hàng hoá và bảo vệ được môi trường.

Thứ nhất, cChính sách Kkhuyến khích phát triển nông nghiệp. T

Thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều chính sách cụ thể để đẩy nhanh tốc độ phát triển của sản xuất nông nghiệp.

Tỉnh đã triển khai chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm giai đoạn 2006-2010, trong đó nêu rõ phương hướng:

- Tiếp tục xác lập và tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo các chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm nhằm khai thác các tiềm năng thế mạnh của từng vùng, hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, qui mô lớn gắn với chế biến và tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

- Thực hiện các chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế NNNT theo hướng CNH, HĐH, khắc phục tình trạng manh mún trong sản xuất.

- Chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm giai đoạn 2006 - 2010 tập trung vào đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao năng suất, cây trồng, vật nuôi, tăng nhanh giá trị, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.

- Giai đoạn 2006 - 2010, xác định 6 chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm, gồm: Sản xuất lương thực; Phát triển chè; Phát triển cây ăn quả (tập trung vào phát triển cây bưởi đặc sản Đoan Hùng, cây hồng không hạt); Phát triển chăn nuôi lợn thịt, bò thịt chất lượng cao; Phát triển thuỷ sản và trồng rừng sản xuất (cây nguyên liệu và cây lấy gỗ).

Thứ hai, Cchính sách phát triển khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.

Ngày 29/06/2007, tỉnh đã ban hành nghị quyết về về chương trình ứng dụng công nghệ sinh học nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giai đoạn 2006- 2010 và định hướng đến 2015. Để thực hiện chương trình này tỉnh đã ban hành những chính sách để đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao nhanh các giống cây trồng, vật nuôi mới ra sản xuất. Lấy ứng dụng công nghệ sinh học là trọng tâm để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn. Các chính sách khuyến khích công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi hướng đến cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu của đất, kiểm soát một số loại đối tượng sinh vật gây hại cho sản xuất. Tỉnh đã ban hành những quy định khuyến khích việc nghiên cứu khoa học đặc biệt là những đề tài, dự án khoa học công nghệ có tính ứng dụng cao nhằm công bố rộng rãi kết quả nghiên cứu của các đề tài nhằm ứng dụng rộng rãi vào sản xuất.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Thứ ba, CCS phát triển các thành phần kinh tế trong nông nghiệp.

N, ngày 1/11/2007, tTỉnh đã ban hành NQ về phát triển các loại hình kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác và đổi mới nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước trong nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007 – 2010 và định hướng đến 2015. Cụ thể hoá chương trình này tỉnh đã ban hành CS cụ thể khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển nhanh về số lượng, quy mô, đa dạng hoá các loại hình, ngành nghề kinh doanh, tiêu thụ nông sản, dịch vụ sản xuất, ưu tiên cho các lĩnh vực trồng rừng, chăn nuôi, thuỷ sản, cơ khí lắp ráp, sửa chữa, chế biến nông, lâm sản, sản phẩm chăn nuôi, thuỷ sản…Với kinh tế hợp tác đề ra các quy định nhằm sắp xếp lại theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh. Ưu tiên phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác thực hiên các chương trình nông nghiệp trọng điểm của tỉnh. Với doanh nghiệp nhà nước tập trung củng cố doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hoá, đa dạng hoá sản xuất, phát triển các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản có quy mô lớn kỹ thuật cao.

Thứ tư, CCS phát triển kinh tế đối ngoại thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và nông nghiệp nói riêng.

Tỉnh Phú Thọ đã đưa ra những CS để khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xác định lĩnh vực ưu đãi để mời gọi đầu tư trong nông nghiệp là: các dự án gắn với chế biến có quy mô lớn, công nghệ sạch và xuất khẩu. Lập các dự án để mời gọi đầu tư như dự án xây dựng nhà máy chế biến xuất khẩu sản phẩm từ gia súc, gia cầm ở huyện Thanh Ba, Đoan Hùng, dự án xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn gia súc ở Lâm Thao, Tam Nông, Hạ Hoà, dự án xây dựng các khu trồng rau, cây ăn quả an toàn và hoa phục vụ trong nước và xuất khẩu ở Việt Trì, thị xã Phú Thọ, Lâm Thao…

Tỉnh Phú Thọ còn xây dựng các chương trình hợp tác quốc tế để hướng tới nâng cao chất lượng nguồn lao động, đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp về quản trị kinh kinh doanh, luật pháp quốc tế, thị trường, xúc tiến thương mại, công nghệ thông tin, ngoại ngữ để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ năm, CS phát triển nông nghiệp gắn với giải quyết những vấn đề xã hội.

Nhiều CS của tỉnh Phú Thọ tập trung vào việc giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Các CS chủ yếu tập trung vào các nhóm chính sách như: xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, tạo việc làm, nâng cao trình độ dân trí, trình độ chuyên môn cho người lao động, định hướng quá trình đô thị hoá nhằm phân bố dân cư và lao động hợp lý theo vùng, nâng cao chất lượng các dich vụ y tế, cải thiện điều kiện lao động và vệ sinh môi trường.

- CS hỗ trợ người nghèo về giáo dục: tạo điều kiện về cơ sở trường lớp, đội ngũ giáo viên cho vùng nghèo. Ưu tiên con em và người nghèo học tập tại các trường lớp chính quy và không chính quy.

- CS hỗ trợ về y tế: Tạo môi trường trợ giúp người nghèo về sức khoẻ, tăng cường y tế cơ sở, tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ, dân số, kế hoạch hoá gia đình.

- CS an sinh xã hội, trợ giúp các nhóm đối tượng yếu thế: Hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo khi gặp rủi ro, thiên tai để ổn định cuộc sống.

- CS trợ giúp đối tượng nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở, giúp đỡ các gia đình nghèo bị thiệt hại về nhà ở do thiên tai, hoả hoạn...

- Hỗ trợ tư liệu, công cụ sản xuất cho người nghèo, giúp đỡ tạo việc làm, chuyển đổi nghề để ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên, CS xã hội của tỉnh Phú Thọ để hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại còn nhiều hạn chế, tính bền vững của những CS này còn yếu, việc giải quyết lợi ích cho nông dân trong quá trình sản xuất còn nhiều hạn chế, khi tham gia vào nền nông nghiệp hàng hoá nông dân vẫn là người chịu nhiều thiệt thòi nhất, bị lệ thuộc vào tự nhiên và tính không bền vững của thị trường nông sản.

Thứ sáu, CCS phát triển nông nghiệp gắn với việc bảo vềệ môi trường.

Sản xuất nông nghiệp gắn liền với điều kiện tự nhiên và môi trường, điều đó đòi hỏi phải có định hướng để hướng đến một nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao. Tỉnh Phú Thọ đã ban hành những chính sách để khai thác sử dụng tài nguyên đất, nước hợp lý. Ưu tiên lĩnh vực bảo vệ môi trường nông thôn, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến lương thực, thực phẩm, xử lý chất thải của các làng nghề.

CS khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp công nghệ, các chế phẩm sinh học trong việc làm sạch nước sinh hoạt, xử lý chất thải chăn nuôi, cơ sở chế biến, xử lý phụ phẩm, phế thải nông nghiệp, rác thải chợ, khu dân cư.

CS làm sạch môi trường nông thôn, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, nâng cao ý thức của người dân và cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường sống.

CS bảo vệ sự đa dạng sinh học, chống thoái hoá đất. Trước thực tế của sản xuất nông nghiệp là chủ yếu sử dụng giống cây trồng vật nuôi lai tạo, làm cho gen gốc dần bị mất đi, việc canh tác đất đai không có thời gian cho đất nghỉ dẫn tới đất đai bị thoái hoá, ở vùng đồi bị sói mòn, việc sử dụng phân bón hoá học và các chế phẩm sinh học một cách thái quá làm suy giảm môi trường. Tỉnh Phú Thọ đã đề ra

rất nhiều biện pháp để bảo vệ được tài nguyên và sự đa dạng sinh học trong sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu hát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ luận văn ths kinh tế 60 31 01 doc (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w