Chất lượng của tăng trưởng nông nghiệp nhìn từ cơ cấu ngành: Từ năm 2005 đến nay, cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ đã chuyển dịch theo

Một phần của tài liệu hát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ luận văn ths kinh tế 60 31 01 doc (Trang 74 - 80)

2005 đến nay, cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng của chăn nuôi, thuỷ sản tăng lên so với trồng trọt. Năm 2005 trồng trọt chiếm 62,98%, chăn nuôi và thuỷ sản chiếm 33,99%, dịch vụ nông nghiệp chiếm 3,03%; năm 2011 trồng trọt còn 52,74%, chăn nuôi và thuỷ sản là 42,99%, dịch vụ nông nghiệp là 4,27%.

Biểu đồ cơ cấu ngành nông nghiệp của Phú Thọ

Diện tích gieo trồng một số loại cây giảm nhưng sản lượng lại tăng: năm 2005 diện tích lúa là 73.269 ha, sản lượng là: 355.594 tấn, năm 2011 diện tích là

Bảng : Năng suất các loại cây trồng tỉnh Phú Thọ Đơn vị tính: tạ/ha \\ 2005 2010 2011 2012 Lúa 48,53 51,21 53,97 54,29 Ngô 36,81 43,76 43,98 45,53 Sắn 115,37 126,88 130,13 132,67 Khoai lang 56,79 62,28 62,33 67,52 Rau các loại 126,01 134,20 136,47 138,83 Đậu 8,62 9,64 10,12 10.88

Thứ nhất, Tổng hợp từ nguồn niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2011. Số lượng, sản lượng của chăn nuôi không ngừng tăng lên năm 2005 đàn lợn 568.834 con, sản lượng thịt xuất chuồng 41.708 tấn, năm 2011 đàn lợn 658.717 con, sản lượng thịt xuất chuồng là 73.424 tấn; tương ứng thời gian này đàn gia cầm từ 7907 nghìn con, sản lượng thịt 11.036 tấn lên 9.881 nghìn con, sản lượng thịt 19.332 tấn.

Giá trị sản phẩm của thủy sản trên 1 ha đất cũng tăng lên: từ 24,19 triệu đồng/ha năm 2005 lên 60 triệu đồng/ha

Năng suất, giá trị sản phẩm của các loại cây trồng vật nuôi tăng lên cho thấy sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã dần chuyển sang khai thác thế mạnh của thâm canh, áp dụng những tiến bộ của khoa học trong công nghệ tạo giống mới, năng suất cao, kỹ thuật canh tác hiện đại. Đây là xu hướng chuyển dịch tích cực phù hợp với xu hướng phát triển chung của ngành nông nghiệp cả nước.

Trong cơ cấu của trồng trọt cũng có sự dịch chuyển dần từ việc lựa chọ cây trồng theo tập quán địa phương sang hình thành các vùng chuyên canh hàng hóa theo nhu cầu của thị trường làm tăng hiệu quả của sản xuất và nâng cao chất lượng của sản phẩm. trong ngành chăn nuôi đã được đầu tư phát triển với nhiều loại hình sản xuất như hộ gia đình, trang trại chuyên canh và trang trại tổng hợp…áp dụng những biện pháp thâm canh, sử dụng máy móc thay thế một phần lao động thủ công.

Chất lượng của các loại nông sản ngày càng được nâng cao, một mặt, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường, mặt khác, nâng cao hiệu quả của sản xuất, nâng cao năng lực canh tranh của các sản phẩm trên thị trường trong nước với một số sản phẩm như: lúa chất lượng cao, tỉnh đã thực hiện các dự án sản xuất

lúa chất lượng cao để xuất khẩu, bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh, phát triển vùng trồng chè chất lượng cao cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chè xuất khẩu.

Nâng cao chất lượng của sản xuất nông nghiệp góp phần tích cực giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện và từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Bộ mặt nông thôn đang từng ngày thay đổi.

Tuy nhiên, chất lượng của sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, việc chuyển dịich cơ cấu kinh tế còn chậm, vViệc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất chậm; chưa tạo được các mô hình có sức thuyết phục cao cả về qui mô và áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Chưa tạo được nhiều sản phẩm hàng hoá mang thương hiệu địa phương có sức cạnh tranh mạnh; hiệu quả sản xuất không cao. Khả năng đầu tư thâm canh thấp, nhất là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

2.3.2.12. Cchất lượng tăng trưởng của nông nghiệp nhìn từ tính ổn định của tăng trưởng.

Trong những năm qua nông nghiệp luôn có vị trí chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, dù tỷ trọng nông nghiệp giảm dần trong cơ cấu kinh tế nhưng lại có tốc độ tăng trưởng ổn định. Tốc độ tăng GDP của nông nghiệp đạt 5.3% trong giai đoạn 2005- 2011 [28, tr. 2]1, trong khi tốc độ tăng trưởng của GDP của nông nghiệp cả nước giai đoạn này2006-2010 là 3,43% năm [61]. Sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp là khá mạnh đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của GDP toàn tỉnh. Trong cơ cấu ngành, tỷ trọng của ngành nông nghiệp năm 2005 chiếm 28,69%, năm 2010 chiếm 26,86%, năm 2011 chiếm 26,74% [28, tr. 3], cho thấy vai trò quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế. Sự giảm tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu GDP phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ của tỉnh

Chất lượng của các loại nông sản ngày càng được nâng cao, một mặt, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường, mặt khác, nâng cao hiệu quả của sản xuất, nâng cao năng lực canh tranh của các sản phẩm trên thị trường trong nước với một số sản phẩm như: lúa chất lượng cao, tỉnh đã thực hiện các dự án sản xuất lúa chất lượng cao để xuất khẩu, bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh, phát triển vùng trồng chè chất lượng cao cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chè xuất khẩu.

Bảng 2.3 : GDP theo giá thực tế tỉnh Phú Thọ

Đơn vị tính: triệu đồng.

Năm/Ngành 2009 2010 2011 2012

Tổng số 17.110.900 19634.196 24.260.620 27.521.321

Nông, lâm, thủy sản 4.756.832 5.335.987 6.853.900 7.642.382 Công nghiệp, xây dựng 6.890.559 7.945.131 10.136.153 11.283.939

Dịch vụ 5.463.509 6.353.078 7.270.567 8.595.000

Nguồn: nNiên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2009, 2012.

Có thể nhận thấy rõ ràng sự ổn định trong tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp, sự ổn định này có vai trò rất quan trọng để phát triển nông nghiệp bền vững, có điều kiện để đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo và đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng của nông thôn, bảo vệ môi trường.

Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang còn chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế, các khu vực kinh tế công nghiệp, xây dựng, dịch vụ …đang chịu tác động mạnh mẽ, GDP của những ngành này giảm một cách rõ rệt thì vai trò của nông nghiệp được coi là một trong những trụ cột của kinh tế để đảm bảo được tốc độ tăng của GDP toàn tỉnh và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

Thứ hai, 2.3.2.23. Ttrình độ ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Phú Thọ

Trong những năm qua, Tỉnh Phú Thọ đã quan tâm chỉ đạo, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng đưa các thành tựu về công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp và thu được những kết quả bước đầu trên các lĩnh vực: Giống, bảo vệ và chăm sóc cây trồng, vật nuôi; xử lý chất thải; bảo quản và chế biến nông, lâm sản. Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp đã tạo ra bước đột phá về năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng các sản phẩm nông, lâm nghiệp - thuỷ sản; tăng năng suất lao động, tăng giá trị và hiệu quả sản xuất; hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với cơ sở chế biến; góp p pphần cải thiện đời sống người lao động, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện CNH, HĐH NNNT

Từ năm 2007 đến 2010 tỉnh đã có 38 đề tài, dự án khoa học trong nông, lâm, thủy sản, được hỗ trợ 19,516 tỷ đồng [21]. Từ đó đã tạo điều kiện ứng dụng các thành tựu về công nghệ sinh học trong sản xuất các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao như: nghiên cứu, khảo nghiệm 7 giống lúa lai, 4 giống ngô lai, nhiều giống chè mới LDP1, LDP2, PH11…., ứng dụng công nghệ trong phát triển hệ thống thủy lợi, trang bị hệ thống bơm hút sâu, xây dựng hệ thống dẫn nước vùng đồi núi bằng ống nhựa PVC nâng cao hiệu quả việc tưới tiêu, làm tăng năng suất cây trồng. Đặc biệt việc nghiên cứu khoa học công nghệ của tỉnh đã làm chủ công nghệ một số giống đặc sản, cá Anh Vũ, cá Lăng chấm, …Xây dựng đồng bộ quy trình ứng dụng công nghệ sinh học từ khâu sản xuất giống, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh đến bảo quản, chế biến sản phẩm. Nhất là ứng dụng công nghệ sinh học ở vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với các chương trình kinh tế nông nghiệp trọng điểm. Tăng cường xây dựng tiềm lực công nghệ sinh học thông qua đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu; đào tạo, phổ cập cho lực lượng ứng dụng công nghệ sinh học ở cơ sở. Từng bước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng công nghệ sinh học đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu và triển khai ứng dụng. Phú Thọ đang phấn đấu trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học của các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ.

2.3.1.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong phát triển nông nghiệp.cơ cấu ngành

Từ năm 2005 đến nay, cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng của chăn nuôi, thuỷ sản tăng lên so với trồng trọt. Năm 2012 tỷ trọng ngành trồng trọt giảm xuống còn 55,7% (năm 2005: 63%); chăn nuôi tăng lên 45,5% (năm 2003: 31%) , dịch vụ nông nghiệp tăng lên 4,5% (năm 2005: 3%)

Biểu đồ 2.3 : Biểu đồ Ccơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2012

Sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã dần chuyển sang khai thác thế mạnh của thâm canh,, đã từng bước áp dụng những tiến bộ của khoa học trong công nghệ tạo giống mới, năng suất cao, kỹ thuật canh tác hiện đại

Diện tích gieo trồng một số loại cây giảm nhưng sản lượng lại tăng: năm 2005 diện tích lúa là 73.269 ha, sản lượng là: 355.594 tấn, năm 2011 diện tích là 69.739 ha, sản lượng là 376.388 tấn [28, tr. 3]. Năng suất, giá trị sản phẩm của các loại cây trồng vật nuôi tăng lên cho thấy. Đây là xu hướng chuyển dịch tích cực phù hợp với xu hướng phát triển chung của ngành nông nghiệp cả nước.

T rong cơ cấu của trồng trọt cũng có sự dịch chuyển dần từ việc lựa chọ cây trồng theo tập quán địa phương sang hình thành các vùng chuyên canh hàng hóa theo nhu cầu của thị trường làm tăng hiệu quả của sản xuất và nâng cao chất lượng của sản phẩm. trong ngành chăn nuôi đã được đầu tư phát triển với nhiều loại hình sản xuất như hộ gia đình, trang trại chuyên canh và trang trại tổng hợp…áp dụng những biện pháp thâm canh, sử dụng máy móc thay thế một phần lao động thủ công.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn thể hiện qua sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn tỉnh. Theo đó tỷ trọng của nông, lâm, thuỷ sản ngày càng giảm đi trong GDP

Bảng 2.4 Sự chuyển dịch cơ cấu ngành trong GPD tỉnh Phú Thọ

Đơn vị %

tổng số 100 100 100 100

Nông, lâm, thủy sản

27,4 27,18 28,25 27,77

Công nghiệp, xây dựng

40,27 40,47 41,78 41

Dịch vụ 32,43 32,36 29,97 31,23

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2010, 2012.

Với đặc điểm của một tỉnh trung du, miền núi, nông nghiệp của tỉnh chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, đóng góp một phần đáng kể vào GDP của toàn tỉnh. Sự tăng lên của tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ cho thấy nền kinh tế đang dần chuyển sang cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp, dịch vụ. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp góp phần tích cực giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện và từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Bộ mặt nông thôn đang từng ngày thay đổi.

Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất chậm; chưa tạo được các mô hình có sức thuyết phục cao cả về qui mô và áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Chưa tạo được nhiều sản phẩm hàng hoá mang thương hiệu địa phương có sức cạnh tranh mạnh; hiệu quả sản xuất không cao. Khả năng đầu tư thâm canh thấp, nhất là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

Một phần của tài liệu hát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ luận văn ths kinh tế 60 31 01 doc (Trang 74 - 80)