Đường lối, Cchính sách cấp quốc gia.

Một phần của tài liệu hát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ luận văn ths kinh tế 60 31 01 doc (Trang 60 - 62)

Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của nông nghiệp đối với sự ổn định kinh tế - xã hội, Đảng, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp. Từ khi đổi mới đến nay nông nghiệp luôn là lĩnh vực được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo đầu tư. Nông nghiệp được coi là quốc sách hàng đầu. Qua hơn hai mươi năm đổi mới nền kinh tế đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nông nghiệp đạt được những bước phát triển vượt bậc. Có được những thành tựu đó một phần không nhỏ là nhờ có quan điểm phát triển đúng đắn phù hợp với yêu cầu khách quan của nền nông nghiệp nước ta mà Đảng đã đề ra.

Tại đĐại hội IX của Đảng đã tiếp tục bổ sung, phát triển những quan điểm cơ bản về CNH, HĐH NNNT trong giai đoạn mới. Trong đó, chỉ rõ: Chú trọng điện khí hoá ở nông thôn, phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp gia công và dịch vụ; liên kết nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trên từng địa bàn và trong cả nước.

Hội nghị Trung ương 5, khoá IX, đã ra Nghị quyết về “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010”. Những quan điểm của Đảng về công nghiệp hoá NNNT được khẳng định trong Nghị quyết Trung ương 5 là sự kế thừa, phát triển những quan điểm đã được xác định trong các nghị quyết của các Đại hội, các Hội nghị Trung ương và của Bộ Chính trị trong thời gian trước đótừ trước tới nay. Nghị quyết đã xác định những quan điểm, chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp lớn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong những năm tiếp theo. Lần đầu tiên, Đảng ta ra nghị quyết chuyên đề về CNH, HĐH NNNT và đặt trong mối quan hệ với sự phát triển

của kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, hợp tác xã, kinh tế tư nhân và với sự phát triển của văn hoá, xã hội. Điều đó thể hiện bước phát triển mới trong nhận thức của Đảng về vị trí, vai trò quan trọng của khu vực kinh tế này đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.

NQ Đại hội X của Đảng đã khẳng định: Song song với việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại gắn với hàng hoá thị trường, cần tiếp tục xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, công bằng, dân chủ, văn minh. Nhà nước kết hợp với nhân dân sẽ ưu tiên nhiều hơn cho đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn; củng cố và xây dựng mới nhiều hệ thống thuỷ lợi, hồ đập, đê kè ven sông, ven biển, hệ thống cảnh báo, chủ động phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; phát triển giao thông nông thôn, bảo đảm hầu hết các xã có đường ô tô tới khu trung tâm; phát triển, mở rộng mạng lưới điện sản xuất và tiêu dùng, quan tâm cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và giải quyết tốt việc bảo vệ môi trường sinh thái bảo đảm cho nông thôn phát triển theo hướng bền vững.

Quán triệt NQ Đại hội X, Hội nghị Trung Ưương lần thứ bảy (khóa X) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 đã nêu một cách toàn diện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới. Nghị quyết khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Chính vì vậy các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. NNNT nước ta còn là khu vực giàu tiềm năng cần khai thác một cách có hiệu quả. Phát triển NNNT và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn không phải chỉ là nhiệm vụ của nông dân, ở khu vực nông thôn mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Xây dựng nông thôn mới là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại ở nông thôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; Xây

dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh; Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.

Nghị quyết 24/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hành động của chính phủ thực hiện NQ Hội nghị lần thứ 7 về nông nghiệp, nông thôn, nông dân. NQ này đã cụ thể hoá đường lối của Đảng thành 3 chương trình mục tiêu, 36 đề án và 9 dự án quy hoạch cùng nhiều chính sách liên quan. Đây là một chủ trương lớn thể hiện quyết tâm cao độ để xây dựng nông thôn hiện đại văn minh trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

Tiếp đó là Quyết định 491/QĐ-TTG ngày 16/4/2009 về ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Nội dung của những CS này là hướng đến phát triển nông nghiệp hiện đại, nâng cao thu nhập cho người nông dân, nâng cao dân trí, đời sống tinh thần cho nông dân, hướng đến nền nông nghiệp bảo vệ môi trường, tài nguyên….

Để hướng đến phát triển bền vững Chính phủ đã ban hành định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam (chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Trong đó nông nghiệp cũng là lĩnh vực được ưu tiên nhằm phát triển bền vững. trong đó đã chỉ rõ những hoạt động ưu tiên để phát triển nông nghiệp bền vững bao gồm những điều kiện về luật pháp, về kinh tế và về kỹ thuật công nghệ

Cùng với đó là rất nhiều CS khác để phát triển nông nghiệp, như CS đào tạo nghề cho lao động nông thôn, CS phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, CS tín dụng phục vụ phát triển nông thôn, CS hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tếtê – xã hội nông thôn miền núi…Những CS nông nghiệp này đã tạo ra môi trường vĩ mô thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, là cơ sở cho việc ban hành CS cụ thể ở các địa phương.

Một phần của tài liệu hát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ luận văn ths kinh tế 60 31 01 doc (Trang 60 - 62)