Nhóm giải pháp về hoàn thiện quy hoạch phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu hát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ luận văn ths kinh tế 60 31 01 doc (Trang 125 - 129)

3.2.2.1. Quy hoạch đất nông nghiệp

- Xây dựng quy hoạch đất nông nghiệp trong đó có quy hoạch đất trồng lúa và đất trồng các loại cây hoa màu khác. Cần tính đến nhu cầu của tương lai để có quy hoạch hợp lý trên cơ sở diện tích đất nông nghiệp hiện có và xu hướng thay đổi của đất

nông nghiệp, bao gồm cả thay đổi do chuyển đổi mục đích sử dụng và chuyển đổi do thay đổi của tự nhiên.

- Thực hiện dồn điền đổi thửa để tiến tới sản xuất hàng hoá tập trung, tuy nhiên cần phải có những bước đi phù hợp so với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Thực tế ở tỉnh cho thấy tốc độ dồn điền đổi thửa diễn ra chậm hơn so với nhu cầu. Do nhận thức còn hạn chế của người nông dân, bên cạnh đó do thiếu cơ chế làm rõ lợi ích từ việc dồn diền đổi thửa, lợi ích của người có quyền sở hữu ruộng khi thực hiện dồn đổi ruộng.

- Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp cận đô thị 300 - 400 ha tại: Lâm Thao, Phù Ninh, Thị xã Phú Thọ, Việt Trì, Thanh Thủy, Hạ Hòa. Các khu được quy hoạch để sản xuất nông nghiệp cận đô thị phải có diện tích tập trung tối thiểu 10 ha.

- Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Phú Thọ theo hướng phát triển những sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh như lợn, bò, gia cầm,... theo hướng tập trung, đảm bảo xa khu dân cư, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, không gây ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. Quy hoạch chi tiết các vùng nuôi thủy sản tập trung, đầu tư cơ sở hạ tầng, đảm bảo nuôi đạt hiệu quả cao, xử lý tốt nguồn nước thải không gây ô nhiễm môi trường. Tận dụng tối đa các loại hình mặt nước (hồ, đập thủy lợi,..) để nuôi thủy sản, sử dụng hợp lý nguồn lợi tự nhiên để phát triển thủy sản bền vững.

- Thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu chè gắn với các doanh nghiệp chế biến chè, trên cơ sở đảm bảo các doanh nghiệp chế biến phải có vùng nguyên liệu và có trách nhiệm hỗ trợ nông dân trồng chè nguyên liệu. Giữ ổn định tổng diện tích chè hiện có, đẩy mạnh trồng lại diện tích chè cằn xấu, giống cũ; xây dựng Quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 để xây dựng thương hiệu sản phẩm chè Phú Thọ.

- Tổ chức rà soát quy hoạch ổn định đối với 2.271.000 ha đất rừng đặc dụng, 5.842.000 ha đất rừng phòng hộ và 8.132.000 ha đất rừng sản xuất, quản lý quy

hoạch theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, lô trên bản đồ và cắm mốc ranh giới ba loại rừng trên thực địa.

- Đẩy mạnh việc giao rừng ổn định lâu dài cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình; quản lý chặt chẽ, điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý quy hoạch 3 loại rừng.

- Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản gắn với xây dựng các vùng trồng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung. Chú trọng quy hoạch phát triển các làng nghề sản xuất, chế biến lâm sản, phát triển các trang trại lâm nghiệp. Không quy hoạch các cơ sở chế biến, xưởng xẻ ở trong và gần rừng đặcđặc dụng, phòng hộ.

- Tổ chức triển khai thực hiện trồng 6 ngàn ha rừng cây gỗ lớn tại 6 huyện (Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Thanh Thủy) theo Quyết định số 1656/QĐ-UB ngày 05/7/2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án phát triển rừng sản xuất tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2007 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

- Làm tốt công tác điều tra, kiểm tra rừng, để kịp thời điểu chỉnh quy hoạch khi cần thiết.

3.2.2.2. Quy hoạch cơ cấu ngành nông nghiệp

Trong thời gian qua cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh còn nhiều hạn chế, một số quy hoạch phát triển chưa được xây dựng kịp thời như: Quy hoạch phát triển trang trại, phát triển làng nghề, phát triển ngành nghề nông thôn. Trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên cơ sở xây dựng quy hoạch về cơ cấu các ngành nghề trong nông nghiệp của tỉnh.

- Xây dựng quy hoạch phát triển các loại nông sản của tỉnh trên cơ sở rà soát lại lợi thế thực của các loại nông sản, xác định lợi thế tự nhiên và lợi thế về vị trí của đất đai.

- Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại trên cơ sở đánh giá cụ thể những điều kiện về tự nhiên, đất đai, chi phí sản xuất và nhất là thị trường tiêu thụ, tránh tình trạng phát triển ồ ạt rồi sau đó lại không mang lại hiệu quả.

- Quy hoạch phát triển các loại làng nghề trong đó có cả những làng nghề truyền thống và những làng nghề chế biến nông sản, dịch vụ nông nghiệp, thủ công mỹ

nghệ..., nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động trên cơ sở đó mở rộng quy mô đất đai của các hộ sản xuất nông sản nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm

- Quy hoạch cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi xác định tỷ lệ hợp lý tỷ trọng của hai ngành này trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh.

- Làm tốt công tác thông tin và dự báo thông tin về thị trường trong và ngoài nước, có dự báo dài hạn để xây dựng quy hoạch phát triển cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh một cách hợp lý.

3.2.2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp

Trong những năm qua việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trong tỉnh đã được tăng cường nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của nông nghiệp do đó cần phải tập trung làm tốt những việc sau :

- Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi - kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy đầu tư thâm canh, ứng dụng đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Tiếp tục cải tạo nâng cấp, xây dựng mới hồ đập, trạm bơm,...chú trọng xây dựng các công trình tưới vùng đồi; từng bước thực hiện xã hội hoá trong đầu tư, quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi. Ưu tiên phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng cho các khu quy hoạch sản xuất giống, khu nông nghiệp cận đô thị, vùng thâm canh tập trung và vùng quy hoạch nuôi thủy sản tập trung có quy mô lớn.

- Đầu tư xây dựng các phòng kiểm nghiệm, xét nghiệm, phòng thí nghiệm chuyên ngành, các trang thiết bị cần thiết cho sản xuất, nghiên cứu. Đầu tư cải tạo nâng cấp các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, các Trại sản xuất, nghiên cứu gắn với việc từng bước đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn. Phát triển mạnh kinh tế tư nhân với các hình thức sản xuất kinh doanh tổng hợp; các hợp tác xã, tổ hợp tác dịch vụ sản xuất; khuyến khích và tôn vinh những điển hình phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Mở rộng liên doanh, liên kết, khuyến khích nông dân góp đất cho các doanh nghiệp để hình thành các vùng sản xuất tập

trung, tranh thủ KHCN và vốn đầu tư từ các doanh nghiệp.

- Tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư cho chương trình; tranh thủ lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án của các tổ chức phi chính phủ và nước ngoài; nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, vốn tự có của các doanh nghiệp, hộ dân... Ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư phục vụ sản xuất giống và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu và qu ản lý chất lượng

Một phần của tài liệu hát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh phú thọ luận văn ths kinh tế 60 31 01 doc (Trang 125 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w