8. Cấu trúc luận văn
2.2.4. Thực trạng về trình độ của đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh
tỉnh Tuyên Quang
2.2.4.1. Trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang
Theo thống kê của phòng Tổ chức - Chính trị, các giảng viên được tuyển dụng vào làm việc tại trường được đào tạo ở nhiều trường khác nhau, trong đó tập trung nhiều ở trường ĐHSP - Đại học Thái Nguyên, ĐHSP Hà Nội, ĐHQG, ĐHNN I, ĐH Nông-Lâm Thái Nguyên, Học viện Ngân hàng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền... đều là những trường đại học uy tín trong nước. Có tới 92% giảng viên nhà trường có Bằng tốt nghiệp loại Khá, Giỏi; 100% giảng viên đều trải qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, giáo dục đại học...
Theo yêu cầu của xã hội và của nhà trường trong tiến trình phát triển lên thành trường Đại học, trình độ chuyên môn của giảng viên nhà trường có những bước phát triển nhảy vọt. Nhìn vào biểu đồ 2.4 chúng ta thấy rằng, số lượng giảng viên có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ của nhà trường tăng nhanh. Nếu năm học 2010-2011 nhà trường chỉ có 1 tiến sĩ thì đến năm học 2013-2014 nhà trường có 14 tiến sĩ, tăng 14 lần. Theo quy hoạch phát triển giảng viên thì đến năm 2016 nhà trường có ít nhất 22 tiến sĩ trong biên chế sẽ tốt nghiệp và phục vụ lâu dài cho sự phát triển của trường. Số giảng viên có trình độ thạc sĩ cũng tăng nhanh, từ 28 giảng viên trong năm học 2010-2011 tăng 128 giảng viên vào năm học 2013-2014. Điều này do một phần số giảng viên trong trường thực hiện đi học nâng cao trình độ đã tốt nghiệp ra trường và quá trình tuyển dụng cũng như hợp đồng lao động dài hạn với một bộ phận những người có trình độ thạc sĩ làm cho số lượng thạc sĩ tăng rất nhanh, đáp ứng với các tiêu chuẩn để thành lập trường Đại học vào tháng 8/2013. Số giảng viên có trình độ đại học không có nhiều sự biến động, chủ yếu là giảng viên mới hợp đồng về trường và đang được cử đi học nâng cao trình độ.
40 1 6 10 14 28 79 96 128 90 91 92 92 0 20 40 60 80 100 120 140
Năm 2010-2011 Năm 2011-2012 Năm 2012-2013 Năm 2013-2014
Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học
Biểu đồ 2.3. Trình độ đội ngũ giảng viên qua các năm học
Trên đây là đánh giá chung về trình độ chuyên môn của giảng viên nhà trường qua các năm học, kết quả thống kê cụ thể trình độ chuyên môn của giảng viên từng khoa, Bộ môn, Trung tâm được thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Trình độ chuyên môn của giảng viên theo các khoa, bộ môn trƣờng Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang
STT Khoa/Bộ môn TS Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học
SL % SL % SL %
1 Khoa KHTN-KT-CN 23 3 13.0 17 73.9 3 13.0
2 Khoa KHXH và NV 23 2 8.7 17 73.9 4 17.4
3 Khoa Tiểu học 25 4 16.0 16 64.0 5 20.0
4 Khoa Mầm non 21 1 4.8 14 66.7 6 28.6
5 Khoa Nông-Lâm-Ngư nghiệp 22 2 9.1 10 45.5 10 45.5
6 Khoa ngoại ngữ 17 0 0.0 7 41.2 10 58.8 7 Khoa KT-QTKD 15 0 0.0 10 66.7 5 33.3 8 Bộ môn TL-GD 17 1 5.9 13 76.5 3 17.6 9 Bộ môn Lí luận chính trị 16 1 6.3 9 56.3 6 37.5 10 Bộ môn nghệ thuật 17 0 0.0 5 29.4 12 70.6 11 Trung tâm TH-NN 18 0 0.0 3 16.7 15 83.3 12 Trung tâm TDTT 20 0 0.0 7 35.0 13 65.0 Tổng 234 14 6.0 128 54.7 92 39.3 (Nguồn: Phòng Tổ chức - Chính trị)
41
Bảng số liệu 2.4 cho thấy, số lượng giảng viên có trình độ đại học chủ yếu tập trung vào một số khoa mới thành lập như: Nghệ thuật, Tin học - Ngoại ngữ (15/18 người (15%), Thể dục thể thao (13/20 giảng viên (65%), Nông - Lâm - Ngư nghiệp (10 giảng viên (45.5%) và Ngoại ngữ (10 giảng viên (58.8%). Thống kê trên cũng cho thấy các đơn vị mới thành lập có rất ít hoặc không có giảng viên có trình độ tiến sĩ. Các đơn vị khác đã thành lập ổn định và đã có sự phát triển trong thời gian dài nên trình độ chuyên môn cũng tương đối vững vàng.
Điều này cho thấy lãnh đạo trường cần có những chính sách khuyến khích hơn nữa cho các đơn vị mới thành lập để các giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các đơn vị và đáp ứng được với yêu cầu trong thời kỳ mới.
2.2.4.2. Trình độ tin học, ngoại ngữ của giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang
Với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế thì yêu cầu về trình độ tin học và ngoại ngữ của giảng viên là cấp thiết. Ý thức được điều đó, các giảng viên nhà trường đã không ngừng trau dồi vốn kiến thức tin học, ngoại ngữ của mình và được ghi nhận bởi các văn bằng chứng chỉ.
Bảng 2.5. Trình độ tin học, ngoại ngữ của giảng viên trƣờng Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang Trình độ Lĩnh vực Đại học/VB2 Trình độ A Trình độ B Trình độ C Các trình độ khác SL % SL % SL % SL % SL % Tin học 8 3.4 17 7.3 123 52.6 86 36.8 0 0.0 Ngoại ngữ 39 16.7 26 11.1 87 37.2 82 35.0 0 0.0 (Nguồn: Phòng Tổ chức - Chính trị)
Về trình độ tin học: Chủ yếu là có chứng chỉ trình độ B (có 123 giảng viên chiếm 52.6%) và chứng chỉ C (chiếm 36.8%), chỉ có 8 giảng viên có bằng đại học chuyên ngành Tin học (chiếm 3.4%) và đây cũng chính là số giảng viên giảng dạy môn tin học của nhà trường.
Về trình độ ngoại ngữ, phần lớn các giảng viên có chứng chỉ trình độ B và C với tỷ lệ 37.2% và 35%. Bên cạnh số giảng viên của khoa ngoại ngữ là 17 người thì
42
một số giảng viên trong trường có văn bằng 2 nâng tổng số người có trình độ đại học về ngoại ngữ tăng lên là 39 người. Kết quả này có được là do lãnh đạo nhà trường đã không ngừng quan tâm bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ cho giảng viên bằng việc liên kết với Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên mở lớp ngoại ngữ Tiếng Anh - văn bằng 2 để tạo điều kiện cho toàn thể cán bộ, giảng viên nhà trường được đi học nâng cao trình độ. Đến tháng 8/2014 khóa học này đã kết thúc với sự tham gia của hơn 20 giảng viên trong trường.
Số lượng giảng viên có trình độ thực sự về tin học, ngoại ngữ chủ yếu tập trung ở đối tượng giảng viên trẻ do được tiếp xúc nhiều với công nghệ thông tin và sống trong môi trường có nhiều điều kiện hơn. Đây cũng là thế mạnh của nhà trường trong quy hoạch phát triển nhà trường trong tương lai.