Đổi mới tư duy, cách làm và khắc phục có hiệu quả những tồn tại trong từng

Một phần của tài liệu Quản lí phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang (Trang 85 - 89)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Đổi mới tư duy, cách làm và khắc phục có hiệu quả những tồn tại trong từng

khâu của công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp

Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo và khẳng định uy tín, vị thế, thương hiệu của Nhà trường. Đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là yêu cầu mang tính tất yếu trong sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung và phát triển nhà trường nói riêng.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Làm cho giảng viên nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp lớn của ngành nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ. Do vậy, mỗi cán bộ, giảng viên phải coi việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi cán bộ, giảng viên.

75

* Về công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng:

Việc đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn phải thực sự thiết thực và phục vụ chính cho công tác giảng dạy của giảng viên hoặc những công việc sẽ đảm nhận sau này.

Việc đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phải góp phần nâng cao trình độ chung của đội ngũ giảng viên, nâng cao năng lực chuyên môn, kiến thức thực tế cũng như khả năng tham gia các hoạt động khác nhau ở trong và ngoài trường.

Nhà trường xây dựng các nội dung bồi dưỡng, tự bồi dưỡng có tính chất tổng hợp, kết hợp nhiều mặt với chuyên môn phân hóa và phân hóa cao đối tượng.

Nội dung bồi dưỡng, tự bồi dưỡng: Bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn tập trung vào những nội dung giảng viên còn yếu, thiếu hoặc các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp sử dụng phương tiện dạy học hiện đại; bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ. Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên còn được thể hiện thông qua việc tự nghiên cứu khoa học, viết đề án, giáo trình, đề cương chi tiết, hội thảo khoa học, sinh hoạt chuyên môn....

* Về đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn

Trước thực trạng về đội ngũ giảng viên như đã đề cập ở chương 2 và yêu cầu đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh cơ chế chính sách và thu hút của tỉnh, Nhà trường cần chú trọng tạo mọi điều kiện cả về vật chất, tnh thần và thời gian cho cán bộ, giảng viên đi học cao học, NCS để xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu; có cơ chế đặc thù động viên, khuyến khích giảng viên đi học...

3.2.3.3. Cách tiến hành biện pháp

Để công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đạt hiệu quả, phù hợp với đều kiện tình hình thực tế của nhà trường cần triển khai theo trình tự sau:

* Trước hết phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

Về xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn: Kế hoạch đào tạo giảng viên được xây dựng một cách chi tiết, cụ thể và phù hợp với ngành, chuyên ngành của từng giảng viên. Khi xây dựng kế hoạch đào tạo cần có lộ trình cụ thể, cần

76

tính toán đến các điều kiện liên quan, phù hợp với điều kiện của trường đồng thời vẫn tạo được điều kiện thuận lợi cho giảng viên kết hợp vừa giảng dạy, vừa học tập đạt hiệu quả không ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.

Về xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng: Việc bồi dưỡng cần được tổ chức thường xuyên dưới nhiều hình thức khác nhau (ngắn hạn, dài hạn, tập trung, không tập trung...) tùy theo từng nội dung, chuyên đề cần bồi dưỡng và có thể lồng ghép dưới hình thức Hội thảo, Hội thi, Tọa đàm, Tập huấn...

Đối với giảng viên trẻ, Nhà trường cần phân công giảng viên có kinh nghiệm kèm cặp, hướng dẫn, giúp đỡ, truyền thụ phương pháp và kinh nghiệm giảng dạy. Nhà trường cần tổ chức và tạo điều kiện hơn nữa về tinh thần và vật chất để giảng viên tham gia các hoạt động nâng cao trình độ ở các cấp học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ... Ngoài ra cần có chế độ đãi ngộ hơn nữa để động viên viết giáo trình phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của sinh viên.

Phát động phong trào tự đào tạo, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ. Mỗi giảng viên phả xây dựng được kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân và sau mỗi nội dung, mỗi đợt bồi dưỡng đều phải có bài kiểm tra, báo cáo thu hoạch. Trường cần nghiêm khắc kiểm điểm ý thức thái độ, kết quả tự học tập, bồi dưỡng của giảng viên; đánh giá xếp loại cụ thể theo các tiêu chuẩn, tiêu chí đề ra.

* Hai là tạo sự chuyển biến sâu sắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảng viên đảm bảo sự đồng bộ, kế thừa và phát triển

Phải gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng với công tác quy hoạch cán bộ, với yêu cầu sử dụng và bổ nhiệm cán bộ, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lí Nhà nước, quản lí chuyên môn, bồi dưỡng lí luận chính trị cho giảng viên trẻ, đội ngũ cán bộ giảng viên trong quy hoạch.

Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ giảng viên theo quy hoạch, theo chức danh chuyên môn, đảm bảo đồng bộ về cơ cấu đội ngũ cán bộ giảng viên, coi đây là giải pháp quan trọng hàng đầu trong thực hiện chiến lược phát triển đội ngũ trong giai đoạn mới. Củng cố, nâng cao chất lượng công tác của các phòng, khoa, trung tâm, đặc biệt là chất lượng hoạt động của các trung tâm nghiên cứu thực hành chuyển giao công nghệ. Cải thiện môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ để tạo động lực cống hiến, phấn đấu vươn lên của cán bộ giảng viên. Phát huy nội lực trên cơ sở căn cứ vào các văn bản hướng dẫn thi hành của Nhà nước. Tăng cường các hoạt động liên kết đào tạo, nâng cao chất lượng phục vụ đào tạo.

77

* Ba là đổi mới công tác nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên

Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng và không thể thiếu của giảng viên trường Đại học. Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ không thể tách rời. Bên cạnh việc khuyến khích tính tự nguyện, tự giác của giảng viên, nhà trường cần có các yêu cầu cụ thể như: quy định mỗi giảng viên trong 1 năm học phải có ít nhất 1 sản phẩm khoa học như: viết sách, giáo trình, viết báo hay sáng kiến kinh nghiệm hoặc thực hiện thành công 1 đề tài nghiên cứu có liên quan đến chuyên môn giảng dạy của mình... Muốn vậy, nhà trường cần điều chỉnh quy chế hoạt động nghiên cứu khoa học cho phù hợp với đặc thù của trường trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước. Tạo cơ chế để khuyến khích mạnh mẽ giá trị chất xám, năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên. Bên cạnh đó cần xây dựng được đội ngũ giảng viên đầu ngành, phối hợp với các trung tâm, các viện nghiên cứu, các trường Đại học trong và ngoài nước để tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học.

* Bốn là mở rộng liên kết, hợp tác trong đào tạo

Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, quan hệ liên kết, hợp tác trong đào tạo đặc biệt là mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế là giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học cho các trường. Vì thế, nhà trường cần:

- Chủ động và năng động trong hoạt động hợp tác quốc tế và liên kết như trao đổi chuyên gia, mở các hội thảo khoa học, cử cán bộ, giảng viên đi dự các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, tích cực tìm kiếm các lĩnh vực khoa học phù hợp để hợp tác, liên kết.

- Tích cực tham mưu với các đơn vị chủ quản và tranh thủ sự ủng hộ từ các cơ quan này để đẩy mạnh quan hệ hợp tác đào tạo, nghiên cứu các trường đại học cso uy tín và chất lượng cao để góp phần nâng cao trình độ nguồn nhân lực của địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Tạo cơ hội cho cán bộ giảng viên đi học tập, trao đổi với các trường Đại học, Cao đẳng trong nước và nước ngoài. Thông qua đó giúp cán bộ giảng viên tiếp cận những quan điểm giáo dục hiện đại, những thành tựu mới về khoa học công nghệ cũng như các phương tiện giảng dạy tiên tiến để có thể áp dụng vào thực tiễn nhà trường, từng bước nâng cao vị thế và uy tín của trường lên tầm cao mới.

78

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Bộ Giáo dục và Đào tạo có các chương trình, dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên, đặc biệt là chương trình hợp tác đào tạo với nước ngoài.

Nhà trường có các chương trình bồi dưỡng, tập huấn, tọa đàm. Phát động phong trào tự học và sáng tạo. Đảm bảo được những điều kiện sống và điều kiện làm việc ở mức độ nhất định để giảng viên yên tâm và tập trung tốt nhất kết hợp với việc giảng dạy, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn.

Một phần của tài liệu Quản lí phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)