Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lí của đội ngũ cán bộ quản lí các đơn vị

Một phần của tài liệu Quản lí phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang (Trang 92 - 95)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.6.Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lí của đội ngũ cán bộ quản lí các đơn vị

phòng ban, khoa, trung tâm và các tổ chức chính trị trong trường

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng đội ngũ quản lí nhà trường đủ về số lượng, chuẩn về nghiệp vụ quản lí; Đồng thời tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lí trong nhà trường

82

là một khâu quan trọng mang tính đột phá, là điều kiện tiên quyết nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và chất lượng đào tạo của nhà trường.

Đổi mới nâng cao năng lực quản lí hiện nay chính là đổi mới nhận thức và sử dụng các phương pháp quản lí, khắc phục tính quan liêu, mệnh lệnh trước đây. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quản lí, nâng cao hiệu lực chỉ đạo, điều hành của các cấp quản lí trong nhà trường là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng giảng viên và chất lượng đào tạo.

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

* Xây dựng đội ngũ quản lí Nhà trường đủ về số lượng, chuẩn về nghiệp vụ quản lí

Đội ngũ giảng viên nhà trường chủ yếu là giảng viên trẻ, và do mới thành lập nhiều đơn vị để đáp ứng với yêu cầu của trường Đại học thì đội ngũ cán bộ chủ chốt của nhà trường còn thiếu về số lượng, một số cán bộ quản lí còn non trẻ, chưa có kinh nghiệm, còn hạn chế về năng lực quản lí, thậm chí có những người được cử từ các đơn vị hành chính khác sang làm công tác quản lí ở trường nên ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lí. Vì vậy, việc chuẩn hóa cán bộ quản lí giáo dục nhà trường là hết sức quan trọng trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển của nhà trường.

* Nâng cao năng lực quản lí của đội ngũ cán bộ chủ chốt

Sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ quản lí các phòng, khoa, trung tâm, đảm bảo đúng người, đúng việc, phù hợp với khả năng, tính cách và sở trường của cán bộ quản lí. Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng hoặc cử cán bộ đi tập huấn về phương pháp, kỹ năng quản lí. Mỗi cán bộ nhà trường cần phấn đấu để trở thành người có chuyên môn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, tác phong làm việc khoa học và được quần chúng tin yêu.

Đổi mới và nâng cao năng lực quản lí điều hành hành ở các phòng, khoa, trung tâm. Thường xuyên rà soát lại đội ngũ cán bộ quản lí, thực hiện luân chuyển cán bộ, phân công đúng người, đúng việc, phù hợp với năng lực chuyên môn nhằm phát huy nội lực, khả năng sáng tạo của từng người, phân cấp công tác quản lí rõ ràng, cụ thể tới các đơn vị trực thuộc. Khai thác và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào các lĩnh vực như: quản lí điều hành, công tác cán bộ, giảng dạy, thi, kiểm tra....

83

3.2.6.3. Cách tiến hành biện pháp

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong nhà trường, của các cấp ủy Đảng, các phòng, khoa, trung tâm phải thường xuyên lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng, xây dựng nếp sống kỷ cương trong các đơn vị; coi việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục là động lực để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Xây dựng kế hoạch, quy hoạch và tổ chức lấy tín nhiệm, bổ nhiệm cán bộ quản lí theo đúng quy định.

Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị để hoạt động của nhà trường thành khối thống nhất, đoàn kết.

Đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức, kỹ năng quản lí, phẩm chất đạo đức, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lí các cấp của nhà trường, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lí.

Tăng cường tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lí và đội ngũ giảng viên nhà trường các kỹ năng sử dụng phần mềm hỗ trợ công tác quản lí cũng như công tác giảng dạy. Xây dựng hệ thống thông tin quản lí để thu thập, xử lí một cách chính xác, kịp thời những thông tin cần thiết liên quan đến việc ban hành các quyết định quản lí cũng như việc quản lí hồ sơ của giảng viên.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để các nội dung trên đạt hiệu quả cần dựa trên cơ sở pháp luật, nội quy, quy chế... và phát huy những mặt mạnh đã đạt được, khắc phục những tồn tại trong quản lí.

Có dự báo, quy hoạch và xây dựng kế hoạch định hướng phát triển nhà trường về cơ cấu tổ chức, biên chế... để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí tương ứng, đảm bảo cho việc thực hiện thắng lợi mục tiêu của nhà trường.

Có các chương trình, mục tiêu, các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục đại học, các gải pháp đặc thù để quản lí và phát triển nhà trường; xây dựng cơ chế liên kết với các trường tiên tiến để phối hợp lực lượng, chia sẻ chương trình, giáo trình, tài liệu, các nguồn tài nguyên nhằm phát triển nhanh chóng với chi phí thấp...

Bổ sung, nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo và tạo điều kiện cho cán bộ quản lí có điều kiện tự học tập nâng cao kỹ năng quản lí.

84

Một phần của tài liệu Quản lí phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang (Trang 92 - 95)