Tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lí phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang (Trang 90 - 92)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá giảng viên

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Trong hệ thống lí luận và thực tiễn quản lí đã khẳng định: Lãnh đạo phải có kiểm tra, lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo. Thông qua kiểm tra để chỉ ra những ưu, nhược điểm trong hoạt động giảng dạy của giảng viên, đồng thời qua kiểm tra giúp giảng viên khẳng định thành quả lao động của mình đã đạt được, cũng thông qua kiểm tra giúp các nhà quản lí có những quyết định quản lí đúng đắn, khách quan, đảm bảo chất lượng dạy học đạt hiệu quả.

Song song với việc kiểm tra thì việc đánh giá đội ngũ giảng viên là rất quan trọng. Kiểm tra mà không đánh giá thì coi như không kiểm tra. Đánh giá đúng người, đúng việc tạo động lực cho mỗi cá nhân phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Do vậy, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và tự đánh giá; đưa công tác này đi vào nề nếp, coi đây là việc làm thường xuyên không thể thiếu, là công cụ nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả công tác.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Kiểm tra, đánh giá việc đào tạo, bồi dưỡng và tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và chuẩn hóa đội ngũ.

80

Kiểm tra đánh giá việc giảng dạy trên lớp của giảng viên: giờ giấc ra, vào lớp; dự giờ thăm lớp để đánh giá các năng lực sư phạm của giảng viên; kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giảng viên (giáo án, kế hoạch giảng dạy, sổ sinh hoạt chuyên môn...); kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình của giảng viên; kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy, giáo dục của giảng viên...

Kiểm tra đánh giá công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên: tiến độ thực hiện các công trình khoa học (đề tài, giáo trình, tài liệu tham khảo...); kết quả việc thực hiện các công trình khoa học...

3.2.5.3. Cách tiến hành biện pháp

Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá giảng viên cần thực hiện theo các bước sau đây:

* Về nhân sự tham ga công tác kiểm tra, đánh giá

Theo đúng chức năng, nhiệm vụ, thành Thanh tra - Pháp chế và phòng Khảo thí - Đảm bảo chất lượng chịu trách nhiệm kiểm tra các hoạt động đào tạo, kết quả kiểm tra chuyển về phòng Tổ chức - Chính trị và các đơn vị trực thuộc để tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng giảng viên và báo cáo Hội đồng thi đua khen thưởng. Trong trường hợp cấp bách, nhà trường có thể thành lập Hội đồng kiểm tra kết hợp vớ phòng Thanh tra - Pháp chế, phòng Khảo thí - Đảm bảo chất lượng để kiểm tra việc thực hiện giảng dạy của giảng viên.

* Về tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá

Cần xây dựng những tiêu chí, tiêu chuẩn và quy trình kiểm tra, đánh giá chi tiết, cụ thể, rõ ràng, trong đó phải lượng hóa được các nội dung kiểm tra đánh giá bằng số điểm sao cho phù hợp với thực tiễn, tiến tới xây dựng được thước đo trong kiểm tra, đánh giá để đảm bảo sự khách quan, công bằng, tránh việc đánh giá theo cảm tính dẫn đến có những thắc mắc khi không có các tiêu chí định lượng cụ thể. Trước khi tổ chức kiểm tra, cần xây dựng kế hoạch kiểm tra và thông báo rộng rãi các yêu cầu, nội dung kiểm tra, đánh giá.

Tổ chức kiểm tra, đánh giá thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau như: đánh giá công chức, viên chức, bình xét thi đua hàng tháng, hàng quý, hàng năm, thông qua đánh giá của các tổ chức đoàn thể, của sinh viên đối với giảng viên.

81

* Về sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá

Dựa vào kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh những quyết định trong công tác quản lí, sử dụng đội ngũ giảng viên, đảm bảo để đội ngũ giảng viên luôn vận động phát triển đi lên theo đúng mục tiêu đã đề ra của nhà trường.

Thông qua kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh, uốn nắn kịp thời các vi phạm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Bất kỳ nhà trường nào cũng phải coi kiểm tra, đánh giá như một quy định, quy trình không thể thiếu được. Đây cũng là một trong các động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện theo chiều hướng tốt của mỗi cá nhân, đơn vị.

Dựa vào kết quả kiểm tra, đánh giá để khuyến khích, động viên, khen thưởng kịp thời những giảng viên có nhiều thành tích trong hoạt động chuyên môn cũng như các hoạt động khác của trường.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá, phát hiện và ngăn chặn những sai phạm của đội ngũ giảng viên. Đồng thời, nghiêm khắc phê bình, kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với những giảng viên vi phạm quy chế, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường cũng như làm giảm uy tín và niềm tin cho sinh viên.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Thực hiện dựa trên các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của trường như: Luật giáo dục, Luật viên chức, Điều lệ trường Đại học, Quy chế chi tiêu nội bộ, các văn bản, các quyết định của trường...

Công tác kiểm tra, đánh giá cần có kế hoạch cụ thể, xác định được thời gian và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và các đoàn thể chính trị - xã hội trong nhà trường.

Lực lượng kiểm tra phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có uy tín đối với tập thể. Kiểm tra, đánh giá phải nghiêm túc, khách quan, công bằng và có sự thống nhất cao trong việc kiểm tra, đánh giá.

Phải có kinh phí cho công tác kiểm tra, đánh giá.

Một phần của tài liệu Quản lí phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)