Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lí phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang (Trang 80 - 82)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giảng viên

3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp

Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của người giảng viên trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Đồng thời giúp cho giảng viên tiếp cận với quan điểm giáo dục hiện đại.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Sử dụng hệ thống lí luận và thực tiễn về vai trò, trách nhiệm của người giảng viên, bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; về đạo đức nhà giáo; phổ biến, quán triệt các cr thị, nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục, Luật viên chức, các quy định của Nhà nước, của ngành, nhiệm vụ và kế hoạch giáo dục - đào tạo năm học mới, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong nước và quốc tế. Đặc biệt là những yêu cầu cấp bách trong việc đổi mới cách nghĩ, cách làm về giáo dục, những quan điểm, nhận thức về chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng hiện đại hóa tri thức và đổi mới phương pháp giảng dạy. Từ đó giảng viên nhận thức rõ và sâu sắc hơn về vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của mình đối với nhà trường và đối với người học.

3.2.1.3. Cách tiến hành biện pháp

Tổ chức sinh hoạt chính trị, tìm hiểu lịch sử Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, thăm quan các di tích lịch sử để khơi dậy tinh thần yêu nước, trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Để đạt hiệu quả cao trong việc tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng thì phải dựa trên tinh thần tự nguyện của giảng viên, không gò ép, bắt buộc.

Hàng năm, vào đầu năm học, nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng chính trị cho toàn thể cán bộ, Đảng viên, viên chức lao động trong trường được nghe phổ biến về Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, Pháp luật của Nhà nước phù hợp với chủ đề và nhiệm vụ năm học. Từ đó, giúp đội ngũ giảng viên nhận thức sâu sắc hơn

70

và phấn đấu hoàn thiện nhiệm vụ được giao, nâng cao trách nhiệm cá nhân, giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

Thường xuyên tổ chức cho cán bộ quản lí về những kiến thức, kỹ năng để không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực nghề nghiệp bằng các hình thức: Hội thảo chuyên đề hay dưới hình thức sân khấu hóa, mời chuyên gia đến nói chuyện, cử giảng viên đi tham dự các khóa bồi dưỡng tại các trung tâm, các chương trình do Bộ giáo dục và đào tạo tổ chức hoặc các lớp bồi dưỡng tại chỗ.

Có thể sử dụng các hình thức giáo dục chuyên biệt thông qua các buổi sinh hoạt tập thể của nhà trường, của các tổ chức đoàn thể, các câu lạc bộ... để giáo dục, động viên đội ngũ giảng viên nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm, đạo đức Nhà giáo, Luật viên chức, Luật giáo dục... hoặc giáo dục thông qua điển hình tiên tiến, những tấm gương tiêu biểu, những giảng viên giỏi tự phấn đấu vươn lên bằng con đường tự bồi dưỡng ngay trong trường để kích thích lòng tự trọng, ý thức danh dự và khích lệ sự vươn lên của giảng viên...

Phát động và thực hiện các phong trào thi đua trong toàn trường, kích thích giảng viên cố gắng phấn đấu.

Hàng năm nhà trường xây dựng, rà soát và điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó chú trọng đến việc hỗ trợ kinh phí để tổ chức các ngày lễ lớn, lồng ghép với nội dung bồi dưỡng giáo viên...

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cần làm cho giảng viên thấy được xu thế phát triển của gáo dục toàn cầu, thấy được sự phát triển của giáo dục luôn song hành với sự phát triển của khoa học công nghệ khi mà nền kinh tế tri thức đang dần thực sự chiếm ưu thế.

Lãnh đạo trường chỉ đạo các đơn vị như: Phòng tổ chức - lao động, Phòng Thanh tra, Phòng Khảo thí - Đảm bảo chất lượng giáo dục... và các khoa tăng cường công tác tổng kết rút kinh nghiệm, viết sáng kiến kinh nghiệm sau mỗi đợt tập huấn, hội thảo thuộc lĩnh vực đơn vị phụ trách; kinh nghiệm xây dựng và phát triển trên cơ sở thực hành, thực tập... nêu rõ những thành công và những bài học kinh nghiệm được rút ra.

Trang bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho giảng viên cập nhật thông tin, tự học hỏi, nghiên cứu qua hệ thống mạng, coi đây như là một công cụ học tập, giao lưu, mở mang kiến thức, thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề.

71

Một phần của tài liệu Quản lí phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)