8. Cấu trúc luận văn
2.2.5. Thực trạng về phẩm chất và năng lực của đội ngũ giảng viên trường Đại học
Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang
2.2.5.1. Phẩm chất của đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang
Phẩm chất của đội ngũ giảng viên thể hiện tập trung ở phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức công dân và phẩm chất nghề nghiệp.
a. Về phẩm chất chính trị
Phẩm chất chính trị là yếu tố quan trọng thể hiện bản lĩnh kiên định, vững vàng trước những biến động của đời sống xã hội. Trình độ chính trị của giảng viên thể hiện ở trình độ lí luận chính trị, khả năng nhận thức chính trị, hiểu biết về pháp luật của Nhà nước và vận dụng những quan điểm, tư tưởng chính trị và chính sách ấy vào thực tiễn đời sống, vào công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Thống kê trình độ chính trị của giảng viên nhà trường được thể hiện trong bảng 2.6:
Bảng 2.6. Trình độ chính trị của giảng viên trƣờng Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang
TT Trình độ chính trị Số lƣợng Tỷ lệ
1 Cử nhân và lí luận chính trị cao cấp 10 4.3
2 Trung cấp Lí luận chính trị 37 15.8
3 Sơ cấp Lí luận chính trị 45 19.2
4 Đã qua lớp cảm tình Đảng 24 10.3
5 Các trình độ khác 118 50.4
43
Trong tổng số 234 giảng viên nhà trường có 10 giảng viên có trình độ cử nhân và Lí luận chính trị cao cấp (chiếm 4.3%), số giảng viên có trình độ trung cấp lí luận chính trị là 37 giảng viên (chiếm 15.8%) và trình độ sơ cấp chính trị là 45 (chiếm 19.2%), đã qua lớp cảm tình Đảng là 24 giảng viên (chiếm 10.3%) và các trình độ khác là 102 giảng viên (chiếm 50.4%) chủ yếu tập trung ở đội ngũ giảng viên trẻ mới về trường. Hàng năm nhà trường cũng luôn quan tâm cho các đơn vị tạo điều kiện cho các giảng viên gương mẫu, ưu tú được giới thiệu vào các lớp đối tượng Đảng.
Bên cạnh đó, nhà trường còn thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho giảng viên, thực hiện các đợt huấn luyện quân sự để nâng cao ý thức trách nhiệm trong đấu tranh bảo vệ đất nước.
b. Về phẩm chất đạo đức công dân
Theo báo cáo của phòng Tổ chức - Chính trị, đội ngũ giảng viên nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, tiết kiệm, giản dị, thân thiện, đoàn kết; luôn lắng nghe, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong công tác cũng như trong đời sống; sống và thực hiện theo đúng Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước,... tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
c. Về phẩm chất nghề nghiệp
Giảng viên nhà trường đều yêu nghề, gắn bó với trường lớp, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định đối với người giảng viên; yêu mến, tôn trọng, chia sẻ và giúp đỡ người học trong học tập và trong đời sống.
Tích cực trong học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học.
2.5.2.2. Năng lực của đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang
a. Năng lực giáo dục
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển100% giảng viên nhà trường đều có chuẩn trình độ sư phạm. Trong khu vực Trung Bắc, trường Đại học Tân Trào được coi là điểm sáng của công tác giáo dục - đào tạo. Với cơ cấu đội ngũ giảng viên trẻ, những phương pháp dạy học mới theo hướng tích cực hóa người học được các giảng viên sử dụng thường xuyên, giúp cho sinh viên hình thành và phát triển nhân cách, có đủ năng lực để làm việc có hiệu quả sau khi ra trường.
Sinh viên nhà trường đạt được nhiều giải thưởng trong các kỳ thi Olympic sinh viên toàn quốc, trong các cuộc thi giao lưu với các đơn vị trong khu vực, nhiều sinh viên đạt thành tích xuất sắc trong học tập, đạt học bổng của nhà trường và của các
44
đơn vị trao tặng. Có được thành quả này là do năng lực giáo dục của các thầy cô giáo nhà trường đã hết lòng vì sự nghiệp giáo dục.
b. Năng lực nghiên cứu khoa học
Nhờ có định hướng rõ ràng trong quy hoạch phát triển nhà trường và nâng cao hơn nữa vai trò của người giảng viên trong trường Đại học, công tác nghiên cứu khoa học được nhà trường đặc biệt quan tâm, nhất là từ năm 2010 đến nay. Trong năm 2014, nhà trường có 2 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế của Mỹ và Úc, hơn 100 bài trên các tạp chí khoa học trong nước, xuất bản hơn 10 giáo trình, tài liệu tham khảo dùng trong các trường Đại học, Cao đẳng trong nước. Ngoài ra còn có nhiều báo cáo trong hội thảo nghiên cứu khoa học của các trường.
Năm 2014, trường cũng tổ chức nghiệm thu 28 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, trong đó có 4 đề tài đạt loại giỏi, 17 đề tài đạt loại Khá. Giảng viên nhà trường còn tích cực đăng ký tham gia làm đề tài khoa học cấp tỉnh, chủ yếu thuộc nhóm ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp, KHXH và NV và Công nghệ.
Tuy nhiên, với yêu cầu của một trường Đại học, thì các công trình nghiên cứu khoa học của nhà trường vẫn còn ít. Đội ngũ giảng viên nhà trường cần tích cực thực hiện các hoạt động nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm khoa học chất lượng cao, sánh tầm với các trường Đại học lớn trong khu vực và trong nước.
2.2.6. Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang
Từ kết quả phân tích thực trạng đội ngũ giảng viên có thể rút ra những thành tựu và hạn chế trong công tác phát triển đội ngũ giảng viên Nhà trường, cụ thể như sau:
2.2.6.1. Những mặt mạnh
Sự đoàn kết nội bộ, sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới, từ lãnh đạo đến cán bộ, viên chức, lao động; sự đồng lòng nhất trí cùng nhau xây dựng nhà trường ngày một phát triển bền vững.
Đội ngũ giảng viên nhà trường có lập trường tư tưởng vững vàng, yên tâm với công việc được giao, có phẩm chất chính trị tốt, thiết tha với công việc, yêu nghề, luôn chăm lo và hướng tới kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên.
Đội ngũ giảng viên trẻ chiếm tỉ lệ lớn, nhiệt tình hăng hái trong công việc nhất là trong sự đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, trong việc sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ...
45
Số lượng giảng viên và giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đáp ứng đủ yêu cầu đào tạo của nhà trường trong thời điểm hiện tại và có nhiều định hướng phát triển trong tương lai.
2.2.6.2. Những mặt yếu
Số lượng giảng viên chưa đáp ứng theo chuẩn quy mô đào tạo của nhà trường. Vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên và hợp đồng thỉnh giảng bên ngoài làm cho đội ngũ giảng viên chưa thực sự ổn định.
Sự mất cân đối về giới tính của giảng viên trong trường và ở các đơn vị còn tồn tại. Cơ cấu đội ngũ giảng viên chưa cân đối giữa các khoa, ngành nghề chuyên môn.
Đội ngũ giảng viên trẻ bên cạnh những mặt mạnh còn bộc lộ nhiều điểm yếu như: kinh nghiệm công tác, giảng dạy, nghiên cứu khoa học...
Chức danh giảng viên chính còn chưa tương xứng với yêu cầu của trường Đại học, chưa có đội ngũ giảng viên cao cấp.
Các công trình nghiên cứu khoa học chưa thực sự có chất lượng và hiệu quả. Các giảng viên chưa coi trọng và chịu khó đầu tư thời gian vào công tác nghiên cứu khoa học.
Tóm lại, đội ngũ giảng viên của trường có những điểm mạnh nhưng cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định. Vì vậy, cần có biện pháp quản lí và kế hoạch tổng thể dể phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đáp ứng được quy mô đào tạo của trường và nhu cầu thực tiễn của người học hiện nay.
2.3. Thực trạng công tác quản lí phát triển đội ngũ giảng viên trƣờng Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang
2.3.1. Thực trạng nhận thức về quản lí phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang
Nhận thức là cơ sở của để tiến hành hoạt động có hiệu quả. Qua phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lí, giảng viên trường Đại học Tân Trào, tác giả nhận thấy: 91% số ý kiến đánh giá cho rằng để phát triển nhà trường thì công tác quản lí phát triển đội ngũ giảng viên là rất cần thiết. Nhận thức này là điều kiện quan trọng để Hiệu trưởng nhà trường đề ra các kế hoạch, chính sách quản lí phát triển nhà trường và các giảng viên nhà trường cùng đồng lòng, nhất trí cùng chung sức xây dựng và phát triển nhà trường.
46
Bảng 2.7. Nhận thức về tầm quan trọng của quản lí phát triển đội ngũ giảng viên trƣờng Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang
Mức độ CBQL Giảng viên Chung
SL % SL % SL %
Rất cần thiết 33 82.5 89 94.7 122 91.0
Cần thiết 7 17.5 9 9.6 16 11.9
Không cần thiết 0 0.0 0 0.0 0 0.0
Trên cơ sở nhận thức rõ sự cần thiết của công tác quản lí phát triển đội ngũ giảng viên, nhà trường thể hiện cụ thể bằng công tác quy hoạch phát triển đội ngũ, bằng công tác tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ...
2.3.2. Thực trạng xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lí
Mục tiêu Quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 tại Quyết định số 6639/QĐ-BGD ĐT ngày 29/12/2011 của Bộ trưởng Bộ giáo dục đã chỉ rõ: "Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dục đến năm 2020 nhằm xác định được nhu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ nhân lực của ngành, góp phần đảm bảo lực lượng để tiến hành công cuộc đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020".
Vì thế, việc quy hoạch nhân lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lí trong ngành giáo dục là nhiệm vụ cấp thiết. Đặc biệt đối với trường Đại học Tân Trào là đơn vị mới thành lập thì việc kiện toàn đội ngũ theo yêu cầu chuẩn hóa của trường đại học là điều rất cần thiết, góp phần khẳng định vị thế, thương hiệu của nhà trường cũng như nâng cao chất lượng giáo dục.
Nhận thức được những yêu cầu của nhà trường trong thời kỳ mới, lãnh đạo Trường Đại học Tân Trào đã xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lí cho nhà trường tầm nhìn đến năm 2020 như sau:
2.3.2.1. Về đội ngũ Ban giám hiệu
Ban giám hiệu trường Đại học Tân Trào gồm Hiệu trưởng có trình độ tiến sĩ và 4 phó Hiệu trưởng (02 phó Hiệu trưởng có trình độ tiến sĩ, 01 phó hiệu trưởng có
47
trình độ thạc sĩ - NCS, 01 phó hiệu trưởng thạc sĩ). Từ năm học 2015-2016, phấn đấu Ban giám hiệu 100% có trình độ tiến sĩ, trong đó ít nhất 1-2 phó giáo sư, tiến sĩ.
2.3.2.2. Về đội ngũ cán bộ quản lí các Phòng/Khoa/Bộ môn/Trung tâm
Hàng năm, nhà trường có kế hoạch rà soát quy hoạch đội ngũ cán bộ nguồn và xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý từ cấp khoa, phòng trở lên có nghiệp vụ chuyên môn, có năng lực quản lý và trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên. Phấn đấu đến năm 2015-2016 tất cả các trưởng khoa, trưởng bộ môn là cán bộ thuộc biên chế của nhà trường đều đạt chuẩn về trình độ đào tạo tiến sĩ theo quy định của Điều lệ trường đại học.
2.3.2.3. Đối với đội ngũ giảng viên
Hiện tại nhà trường có 234 cán bộ giảng viên, trong đó trong biên chế là 174 người, hợp đồng lao động là 60 người.
Theo lộ trình tăng biên chế, đến năm 2015-2016 nhà trường sẽ có 359 cán bộ cơ hữu, trong đó có 270 giảng viên, số giảng viên có trình độ Tiến sĩ - NCS chiếm từ 25- 30%, thạc sĩ - sau đại học trên 80%, còn lại là đại học.
Biên chế giảng viên đến năm 2015 tính trung bình đạt tỷ lệ xấp xỉ 19SV/1GV. Giai đoạn sau 2015, số lượng giảng viên theo lộ trình của nhà trường là đủ và đạt tỷ lệ 20SV/1GV.
Để có đội ngũ GV có trình độ tiến sĩ đáp ứng yêu cầu cho giảng dạy và NCKH bền vững. Nhà trường đã xây dựng và tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ có trình độ tiến sĩ cho tỉnh nói chung và cho nhà trường nói riêng, như sau:
- Nhà trường đã thực hiện cơ chế khuyến khích về kinh phí và thời gian cho CBGV đi làm NCS và học sau Đại học từ năm 2009-2010 nên hiện nay đã có 22 người đang làm NCS và 58 người đang học sau đại học, dự kiến sau 2015-2016 nhà trường sẽ có ít nhất 15 tiến sĩ ra trường và trên 30 NCS.
- Nhà trường đã xây dựng Kế hoạch đào tạo đội ngũ tiến sĩ theo chương trình của tỉnh và đề án 911 của Chính phủ. Hiện tại UBND tỉnh Tuyên Quang đã phê duyệt Kế hoạch đào tạo Sau đại học cho công chức, viên chức các đơn vị sự nghiệp giai đoạn 2012-2015 (Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 18/12/2012), trong đó trường Cao
48
đẳng Tuyên Quang được cử đi đào tạo thêm 26 tiến sĩ (10 khối ngành nông nghiệp, tài nguyên, môi trường, quản lý kinh tế, chăn nuôi thú y; 16 các ngành khác); 78 thạc sĩ (42 khối ngành nông nghiệp, tài nguyên, môi trường, quản lý kinh tế, chăn nuôi thú y; 16 các ngành khác).
- Ngày 9/4/2013, tỉnh Tuyên Quang và Đại học Thái Nguyên đã ký kết Hợp tác đến 2020, trong đó có nội dung: "Đại học Thái Nguyên cam kết cử giảng viên có trình độ Tiến sĩ cho trường Đại học Tân Trào để giảng dạy chuyên ngành cho các ngành sẽ mở và giúp Trường Đại học Tân Trào phát triển bền vững đến năm 2020".
Trên cơ sở thực trạng về công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, chúng tôi đã lấy ý kiến đánh giá về vấn đề này và kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.8:
Bảng 2.8. Đánh giá công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên trƣờng Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang
Đánh giá CBQL Giảng viên Chung
SL % SL % SL %
Rất hợp lí 8 20 41 43.6 49 36.6
Hợp lí 14 35 32 34.0 46 34.3
Không hợp lí 3 7.5 7 7.4 10 7.5
Còn nhiều bất cập 5 12.5 14 14.9 19 14.2
Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta nhận thấy có nhiều mức độ đánh giá khác nhau đối với kế hoạch phát triển nhà trường trong tương lai. Với tiền thân là trường Cao đẳng, lại nằm ở vị trí khá xa thủ đô, điều kiện giao thông kết nối với các tỉnh khác chưa thực sự thuận lợi, lại mới thành lập và trong điều kiện hoàn cảnh các trường đều khó khăn trong vấn đề tuyển sinh... Cho nên đội ngũ giảng viên nhà trường còn có nhiều băn khoăn khi đánh giá về công tác quy hoạch phát triển đội ngũ của nhà trường. Cụ thể đánh giá là rất hợp lí có 36.6%, hợp lí là 34.3%, không hợp lí là 7.5% và còn nhiều bất cập là 14.2%.
Điều này cũng đặt ra cho lãnh đạo trường bài toán phát triển nhà trường trong tương lai (cả về số lượng và chất lượng đội ngũ, về việc thu hút người học...) để đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra.
49
2.3.3. Thực trạng công tác tuyển dụng đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang
Cùng với công tác hoạch định chiến lược phát triển Nhà trường và quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, việc xây dựng các tiêu chuẩn và quy trình tuyển dụng giảng viên là một trong các yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng đội ngũ giảng viên của trường.
Căn cứ vào nhu cầu giáo viên của các Khoa/Bộ môn/Trung tâm và chỉ tiêu biên chế của tỉnh giao cho nhà trường hàng năm, Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch tuyển dụng và phân bổ chỉ tiêu tuyển dụng. Qua khảo sát cán bộ quản lí và