8. Cấu trúc luận văn
1.5.8. Xây dựng môi trường học tập, làm việc
Trong học tập cũng như trong lao động, khả năng và trí tuệ của đội ngũ giảng viên chỉ được phát huy hết khi được đặt trong một moi trường thuận lợi, và khi sống trong môi trường văn minh, sạch đẹp cũng tạo nên ý thức tích cực cho con người.
Môi trường thuận lợi cho sự phát triển con người là môi trường có bầu không khí tâm lí thoải mái và đoàn kết, có vật chất đầy đủ để khai thác và sử dụng, có cảnh quan môi trường thân thiện, sạch sẽ, thoáng mát... Ở đó, mỗi người đều nhận thức rõ nhiệm vụ của mình, đều nhận thấy có điều kiện tốt nhất để hoạt động sáng tạo, cảm thấy hài lòng và gắn bó với nhà trường. Từ đó, họ sẽ phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của mình, thực hiện có hiệu quả các hoạt động giảng dạy, học tập cũng như các nhiệm vụ được giao khác.
28
Tóm lại, việc quản lí phát triển đội ngũ giảng viên là yêu cầu cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo cho sự phát triển của nhà trường thông qua việc quy hoạch về cơ cấu, số lượng; trình độ ngành nghề đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thái độ nghề nghiệp. Việc phát triển đội ngũ giảng viên không chỉ đơn thuần là duy trì theo kế hoạch mà phải có tính định hướng lâu dài trong tương lai và quá trình đó phải được liên tục phát triển. Để làm được điều đó, nhà quản lí phải xây dựng một chính sách, chiến lược quản lí phát triển đội ngũ giảng viên mang tính đón đầu trên cơ sở các mục tiêu, xu hướng phát triển của nhà trường. Đây là vấn đề quan trọng, cấp bách nhưng khó khăn đòi hỏi phải được tiến hành bởi một hệ thống đồng bộ các biện pháp khoa học, phù hợp với thực tiễn.
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lí phát triển đội ngũ giảng viên trƣờng Đại học
1.6.1. Các yếu tố chủ quan
1. Năng lực quản lí của lãnh đạo trường
Với nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu của nghề nghiệp đòi hỏi phải có đội ngũ giảng viên có những phẩm chất và năng lực cần thiết. Do vậy, vai trò lãnh đạo của nhà trường, đặc biệt là người Hiệu trưởng có vai trò hết sức quan trọng. Thông qua việc xây dựng các kế hoạch, lộ trình phát triển cho nhà trường và ban hành các quy định, quy chế hoạt động dựa trên các văn bản pháp quy của Nhà nước, của ngành nhằm tạo điều kiện, môi trường hoạt động tốt để phát huy, khai thác khả năng trí tuệ tiềm tàng trong đội ngũ giảng viên; không ngừng phát triển đội ngũ cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng với quy mô đào tạo của trường, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao vị thế, thương hiệu của nhà trường.
2. Quy mô đào tạo có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển đội ngũ giảng viên và ngược lại. Với tiêu chuẩn trung bình 15-20 SV/GV thì việc phát triển đội ngũ giảng viên về mặt số lượng có quan hệ tỷ lệ thuận với quy mô tuyển sinh hàng năm của các trường Đại học. Ngược lại, chất lượng dạy học, uy tín và thương hiệu của nhà trường là điều kiện thuận lợi cho trường trong công tác tuyển sinh... Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lí phát triển đội ngũ giảng viên của trường.
3. Quy trình tuyển dụng: Công tác tuyển dụng giảng viên đảm bảo về quy mô (số lượng) và cơ cấu phù hợp với ngành nghề cần tuyển có ảnh hưởng và quyết định đến chất lượng đội ngũ không chỉ trước mắt mà cả về lâu dài; đồng thời ảnh hưởng đến quản lí phát triển đội ngũ giảng viên. Chính vì vậy nhà trường phải căn cứ vào
29
quy mô đào tạo, ngành nghề đào tạo, đặc điểm về môi trường và điều kiện làm việc thực tế để xây dựng quy trình tuyển dụng. Công tác tuyển dụng cần được tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc để tuyển đúng người, đúng việc theo các tiêu chuẩn đặt ra.
4. Chính sách sử dụng: Chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao trong xã hội là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến công tác quản lí phát triển đội ngũ giảng viên trong trường. Các chính sách về tiền lương, về phân công chuyên môn, các chế độ đãi ngộ hợp lí, công tác thi đua khen thưởng... là yếu tố quyết định sự thành công của việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng đội ngũ, đồng thời hạn chế tối đa sự thất thoát chất xám, duy trì sự ổn định lâu dài về chất lượng đội ngũ giảng viên trong trường.
5. Cơ chế, chính sách về đào tạo bồi dưỡng: Trong xu thế toàn cầu hóa cùng sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng đào tạo và nhà trường phải có chính sách khuyến khích trong đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về lí luận chính trị, về quản lí hành chính nhà nước, kiến thức tin học, ngoại ngữ, cập nhật thường xuyên cho giảng viên.
Để thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, việc xây dựng nội dung chương trình và lựa chọn các phương thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phù hợp với yêu cầu công việc theo từng chức danh đôi khi vì người để xếp việc; Thực hiện đào tạo thường xuyên, liên tục là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo yêu cầu duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo phát triển nhà trường.
Các yếu tố đồng thời tác động đến quản lí, phát triển đội ngũ giảng viên trong trường từ nhiều góc độ khác nhau, về phía các nhà quản lí giáo dục, lãnh đạo trường học cần đặc biệt quan tâm đến các yếu tố mang tính chủ quan (tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, thu hút, chế độ chính sách, môi trường làm việc...) bởi nhóm nhân tố này có thể kiểm soát và điều tiết xu hướng, mức độ tác động của chúng từ nhiều phía.
1.6.2. Các yếu tố khách quan
Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục-đào tạo. Luật giáo dục, Điều lệ trường Đại học, Luật giáo dục Đại học, Luật thi đua khen thưởng... quy định cụ thể về các vấn đề giáo dục - đào tạo trong các trường cao đẳng, đại học...
30
Căn cứ vào các quy định cụ thể của các Luật do Nhà nước ban hành, mỗi trường xây dựng quy chế hoạt động riêng và điều này cũng có những ảnh hưởng đến việc quản lí phát triển đội ngũ của mỗi trường. Đây sẽ là cơ sở pháp lí để nhà trường thực hiện có hiệu quả các hoạt động quản lí.
Chủ trương, kế hoạch của Đảng ủy, Ban giám hiệu các trường cao đẳng, đại học sẽ ảnh hưởng lớn đến việc đào tạo, bồi dưỡng hoặc sự phấn đấu của mỗi cá nhân giảng viên. Ở mỗi đơn vị, trong những thời điểm khác nhau, với các điều kiện khác nhau sẽ cần có những chính sách khác nhau để quản lí phát triển nhà trường. Cho nên, nếu những chính sách này được xây dựng đảm bảo tính khoa học, tính phù hợp, tính khả thi thì sẽ hướng đơn vị đó phát triển đúng hướng, sẽ tạo được lòng tin cho các giảng viên.
Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và ngành giáo dục nói riêng có ảnh hưởng đến giáo dục trong đó có hoạt động quản lí. Nó tạo ra những điều kiện văn hóa - xã hội thể hiện trong tư duy, trong cách làm của con người và tạo ra những tiền đề vật chất tốt cho các hoạt động quản lí. Từ đó, làm cho hoạt động quản lí diễn ra một cách có hiệu quả.
Kết luận chƣơng 1
Phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường đại học là yêu cầu hết sức cấp bách, là việc làm thường xuyên, liên tục cần được ưu tiên trong chiến lược phát triển của mỗi nhà trường để nâng cao chất lượng của đội ngũ, khẳng định được vị thế của nhà trường trong hệ thống giáo dục.
Quản lí phát triển đội ngũ giảng viên là sự tác động của người hiệu trường đến đội ngũ giảng viên của trường đó thông qua quá trình quy hoạch phát triển đội ngũ đến tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá, đãi ngộ theo quy định của pháp luật và cơ chế chính sách riêng của từng đơn vị; nhằm phát triển đội ngũ toàn diện về cả số lượng và chất lượng.
Trên cơ sở tìm hiểu về các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài, chúng tôi đã xác định được nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học, làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên cho trường Đại học Tân Trào - tỉnh Tuyên Quang, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
31
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
VÀ QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO, TỈNH TUYÊN QUANG 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng
2.1.1. Vài nét về trường Đại học Tân Trào
Trường Đại học Tân Trào được thành lập theo quyết định số 1404/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ.
Hiện nay trường có 6 khoa, 4 trung tâm, 8 phòng chức năng, 2 bộ môn trực thuộc trường. Trường Đại học Tân Trào thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ và làm các dịch vụ đào tạo, chuyển giao khoa học và công nghệ theo qui định của pháp luật, hợp tác Quốc tế.
Sứ mạng: Trường Đại học Tân Trào là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực giáo dục, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật; đóng vai trò nòng cốt trong hệ thống các trường đào tạo chuyên nghiệp của tỉnh Tuyên Quang; sẵn sàng hội nhập quốc tế.
Tầm nhìn đến năm 2020: Trường Đại học Tân Trào, Tuyên Quang sẽ là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của tỉnh Tuyên Quang và khu vực. Hội nhập quốc tế.
Bậc đào tạo: Trường Đại học Tân Trào là trường đào tạo đa cấp, đa ngành. Hiện nay nhà trường triển khai các bậc đào tạo: Đại học, Cao đẳng, Trung cấp; liên thông trung cấp - cao đẳng, liên kết đào tạo đại học (Đại học Thái Nguyên, Đại học Luật, Đại học sư phạm Hà Nội 2...); liên kết đào tạo thạc sĩ (Đại học Thái Nguyên, Đại học Kinh tế quốc dân...).
Ngành đào tạo: Trường Đại học Tân Trào có 48 chuyên ngành đào tạo các hệ, trong đó: hệ trung cấp 4 chuyên ngành, hệ cao đẳng 23 chuyên ngành, liên kết đào tạo hệ đại học 15 chuyên ngành và liên kết đào tạo thạc sỹ 6 chuyên ngành. Trong tiến trình phát triển của nhà trường từ nay đến năm 2020, trường dự kiến sẽ mở 16 chuyên ngành hệ đại học, hiện nhà trường đã xây dựng 3 chuyên ngành hệ đại học trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
32
Quy mô đào tạo: Năm học 2011 - 2012, qui mô đào tạo hệ chính quy cao đẳng và TCCN là 3596 sinh viên, với tốc độ phát triển hàng năm như trong báo cáo hiện trạng và dự kiến tuyển sinh đại học từ năm học 2014-2015 thì nhà trường sẽ có khoảng hơn 6.000 sinh viên theo học.
Từ năm 2016 - 2017, dự kiến tăng cường tuyển sinh đại học, giữ ổn định đào tạo hệ cao đẳng và dừng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, thì số sinh viên từ các năm 2017 đến 2020 dự kiến tính theo số tròn khoảng 14.000 người - quy đổi khoảng 12.800 SV đại học.
2.1.2. Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phương pháp khảo sát thực trạng
(i). Mục tiêu khảo sát:
Xác định thực trạng đội ngũ giảng viên và quản lí phát triển đội ngũ giảng viên của trường Đại học Tân Trào.
(ii). Nội dung khảo sát:
Đề tài tập trung khảo sát đội ngũ giảng viên và quản lí phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Đại học Tân Trào trên các mặt: số lượng đội ngũ giảng viên, cơ cấu đội ngũ giảng viên theo độ tuổi, theo giới tính, trình độ chuyên môn của giảng viên, trình độ chính trị, tin học, ngoại ngữ, năng lực, phẩm chất của giảng viên và các vấn đề về nhận thức trong quản lí phát triển đội ngũ, xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ, tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng cũng như kiểm tra đánh giá đội ngũ...
(iii). Đối tƣợng khảo sát:
Khảo sát trên cán bộ quản lí và giảng viên trường Đại học Tân Trào là 134 người, trong đó cán bộ quản lí là 40 và giảng viên là 94.
(iv). Phƣơng pháp khảo sát:
Trong quá trình khảo sát thực trạng, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp thống kê toán học; Phương pháp quan sát; Phương pháp đàm thoại; Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động. Trong đó, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chủ yếu.
2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên trƣờng Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang
2.2.1. Thực trạng về số lượng đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang
Do quy mô đào tạo liên tục tăng nên số lượng giảng viên qua các năm học cũng có sự biến động, từ 119 giảng viên trong năm học 2010-2011 tăng lên 234 giảng viên năm học 2013-2014 (tăng gần gấp đôi chỉ sau 4 năm). Nguyên nhân do quy
33
hoạch phát triển nâng cấp trường Cao đẳng Tuyên Quang thành trường Đại học Tân Trào vào năm 2013 nên nhà trường tăng cường tuyển dụng giảng viên nguồn, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về nguồn nhân lực của một trường Đại học.
Dựa trên quy mô đào tạo (số lượng học sinh, sinh viên đang theo học tại trường), chúng ta thấy tỉ lệ giảng viên/sinh viên vẫn còn khá cao và sự biến động này trong các năm học không đáng kể. Điều này thể hiện rõ trong bảng 2.1:
Bảng 2.1. Số lƣợng đội ngũ giảng viên theo năm học trƣờng Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang Số lƣợng GV, SV và tỷ lệ GV/SV Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014 Số lƣợng SV 2544 3596 5001 6234 Số lƣợng GV 119 176 198 234 Tỉ lệ GV/SV 21.4 20.4 25.3 26.6 (Nguồn: Phòng Tổ chức - Chính trị và Phòng CT HSSV)
Nhìn vào bảng 2.1 chúng ta thấy tỷ lệ sinh viên/giảng viên qua các năm học được thể hiện như sau:
+ Năm học 2010-2011 đạt tỷ lệ 21,4 sinh viên/giảng viên. + Năm học 2011-2012 đạt tỷ lệ 20,4 sinh viên/giảng viên. + Năm học 2012-2013 đạt tỷ lệ 25,3 sinh viên/giảng viên. + Năm học 2013-2014 đạt tỷ lệ 26,6 sinh viên/giảng viên.
Trong hai năm học từ 2010 đến 2012, tỷ lệ này tương đối đồng đều nhau, nhưng sau hai năm từ 2012 đến 2014 tỷ lệ này tăng lên đến 25,3% và 24,1% sinh viên/giảng viên do việc mở rộng quy mô đào tạo để đáp ứng mô hình của một trường đại học; do nhu cầu học tập của học sinh trong khu vực tăng cao và làm tốt công tác tuyển sinh.
Tuy nhiên, tỷ lệ này là khá cao, chưa đạt được mức tiệm cận so với chuẩn chung của thế giới. Để giải quyết bài toán này, nhà trường đã thực hiện hợp đồng thỉnh giảng với những giảng viên có trình độ, có kinh nghiệm để giảng dạy nhằm khắc phục tình trạng thiếu giảng viên, kịp thời đáp ứng quy mô đào tạo. Tuy nhiên,
34
viêc hợp đồng giảng dạy thỉnh giảng chỉ là giải pháp tạm thời nhằm giải quyết tình thế trước mắt. Để có đội ngũ đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, nhà trường cần có chiến lược, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên trong các năm tiếp theo nhằm đảm bảo đủ về ĐNGV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
2.2.2. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang