Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lí phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang (Trang 39 - 40)

8. Cấu trúc luận văn

1.6.1. Các yếu tố chủ quan

1. Năng lực quản lí của lãnh đạo trường

Với nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu của nghề nghiệp đòi hỏi phải có đội ngũ giảng viên có những phẩm chất và năng lực cần thiết. Do vậy, vai trò lãnh đạo của nhà trường, đặc biệt là người Hiệu trưởng có vai trò hết sức quan trọng. Thông qua việc xây dựng các kế hoạch, lộ trình phát triển cho nhà trường và ban hành các quy định, quy chế hoạt động dựa trên các văn bản pháp quy của Nhà nước, của ngành nhằm tạo điều kiện, môi trường hoạt động tốt để phát huy, khai thác khả năng trí tuệ tiềm tàng trong đội ngũ giảng viên; không ngừng phát triển đội ngũ cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng với quy mô đào tạo của trường, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao vị thế, thương hiệu của nhà trường.

2. Quy mô đào tạo có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển đội ngũ giảng viên và ngược lại. Với tiêu chuẩn trung bình 15-20 SV/GV thì việc phát triển đội ngũ giảng viên về mặt số lượng có quan hệ tỷ lệ thuận với quy mô tuyển sinh hàng năm của các trường Đại học. Ngược lại, chất lượng dạy học, uy tín và thương hiệu của nhà trường là điều kiện thuận lợi cho trường trong công tác tuyển sinh... Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lí phát triển đội ngũ giảng viên của trường.

3. Quy trình tuyển dụng: Công tác tuyển dụng giảng viên đảm bảo về quy mô (số lượng) và cơ cấu phù hợp với ngành nghề cần tuyển có ảnh hưởng và quyết định đến chất lượng đội ngũ không chỉ trước mắt mà cả về lâu dài; đồng thời ảnh hưởng đến quản lí phát triển đội ngũ giảng viên. Chính vì vậy nhà trường phải căn cứ vào

29

quy mô đào tạo, ngành nghề đào tạo, đặc điểm về môi trường và điều kiện làm việc thực tế để xây dựng quy trình tuyển dụng. Công tác tuyển dụng cần được tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc để tuyển đúng người, đúng việc theo các tiêu chuẩn đặt ra.

4. Chính sách sử dụng: Chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao trong xã hội là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến công tác quản lí phát triển đội ngũ giảng viên trong trường. Các chính sách về tiền lương, về phân công chuyên môn, các chế độ đãi ngộ hợp lí, công tác thi đua khen thưởng... là yếu tố quyết định sự thành công của việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng đội ngũ, đồng thời hạn chế tối đa sự thất thoát chất xám, duy trì sự ổn định lâu dài về chất lượng đội ngũ giảng viên trong trường.

5. Cơ chế, chính sách về đào tạo bồi dưỡng: Trong xu thế toàn cầu hóa cùng sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng đào tạo và nhà trường phải có chính sách khuyến khích trong đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về lí luận chính trị, về quản lí hành chính nhà nước, kiến thức tin học, ngoại ngữ, cập nhật thường xuyên cho giảng viên.

Để thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, việc xây dựng nội dung chương trình và lựa chọn các phương thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phù hợp với yêu cầu công việc theo từng chức danh đôi khi vì người để xếp việc; Thực hiện đào tạo thường xuyên, liên tục là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo yêu cầu duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo phát triển nhà trường.

Các yếu tố đồng thời tác động đến quản lí, phát triển đội ngũ giảng viên trong trường từ nhiều góc độ khác nhau, về phía các nhà quản lí giáo dục, lãnh đạo trường học cần đặc biệt quan tâm đến các yếu tố mang tính chủ quan (tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, thu hút, chế độ chính sách, môi trường làm việc...) bởi nhóm nhân tố này có thể kiểm soát và điều tiết xu hướng, mức độ tác động của chúng từ nhiều phía.

Một phần của tài liệu Quản lí phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)