Điều chỉnh, ban hành các văn bản quy định nội bộ phù hợp với thực tế của

Một phần của tài liệu Quản lí phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang (Trang 89 - 90)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Điều chỉnh, ban hành các văn bản quy định nội bộ phù hợp với thực tế của

nhà trường, cải thiện chế độ đãi ngộ nâng cao thu nhập của giảng viên

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Việc hoàn thiện hệ thống các văn bản, quy định quản lí, điều hành của nhà trường sẽ tạo một hành lang pháp lí cho nhà trường trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và các chiến lược đề ra. Đồng thời với việc tạo hành lang pháp lí, hệ thống các văn bản chính sách đầy đủ sẽ tạo tâm lí ổn định, yên tâm công tác cho đội ngũ giảng viên, phát huy được sức mạnh tập thể vì họ được làm việc trong một môi trường dân chủ, công bằng, phát triển theo khả năng của mỗi người.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Hoàn thiện các văn bản chính sách, quy định nội bội liên quan đến việc xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí và đánh giá, xếp loại giảng viên.

Cải thiện chế độ đãi ngộ, nâng cao thu nhập cho giảng viên, tạo điều kiện cho giảng viên tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Đây chính là một trong những cách tốt nhất tạo động lực cho giảng viên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, đạt hiệu suất cao nhất.

3.2.4.3. Cách tiến hành biện pháp

Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy định nội bộ có sự đóng góp ý kiến của tất cả các thành viên trong từng đơn vị trực thuộc, sau đó các đơn vị tập hợp bằng biên bản gửi lên phòng Tổ chức - Chính trị để tập hợp và báo cáo Lãnh đạo trường để khi giao ban lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt. Trên cơ sở đó, căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, Ban giám hiệu đưa ra quyết định cuối cùng trong việc ban hành quy chế nội bộ trong toàn trường. Tuy nhiên, các văn bản nội bộ này phải được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung hàng năm cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể.

79

Xây dựng các đề án thuộc về thế mạnh của đội ngũ giảng viên trong trường, tạo ra các hoạt động đa dạng giúp giảng viên nâng cao thu nhập để yên tâm công tác, cống hiến hết tâm lực của mình cho sự nghiệp phát triển nhà trường.

Đổi mới chế độ hỗ trợ kinh phí cho các đề tài nghiên cứu khoa học, chế độ nhuận bút trong viết bài báo khoa học, viết giáo trình, tài liệu tham khảo...

Ngoài chế độ đãi ngộ về vật chất, nhà trường cũng cần chú trọng, quan tâm và có những biện pháp khuyến khích, động viên về tinh thần đối với giảng viên, bởi vì lợi ích tinh thần cũng có thể trở thành động lực trực tiếp kích thích lao động sáng tạo của người giảng viên.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Ban Giám hiệu nhà trường cần có sự chỉ đạo sát sao, phân công nhiệm vụ đúng người, đúng việc. Mặt khác, để xây dựng được hệ thống văn bản quản lí điều hành đầy đủ, khoa học cần có sự hợp tác của các đơn vị cũng như của tất cả các giảng viên trong toàn trường. Mỗi đơn vị trực thuộc phải xây dựng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình, thường xuyên rà soát việc triển khai thực hiện để bổ sung cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản lí phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)