Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lí phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang (Trang 35 - 37)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

1. Đào tạo là "Truyền thụ một cách có hệ thống những điều cần biết (về một môn, một nghề), cung cấp một năng lực làm việc".

Đào tạo là một hoạt động trong nội dung quản lí phát triển đội ngũ. Đào tạo được coi là quá trình trang bị kiến thức cơ bản, các kỹ năng, kỹ xảo, bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và quản lí, thái độ nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, tận

25

tụy với công việc, có trình độ quản lí, chuyên môn tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường và nâng cao chất lượng đào tạo.

Trong điều kiện xã hội ngày một phát triển, nhà trường phải không ngừng vận động để đáp ứng sự phát triển của xã hội. Điều đó đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải ngày càng hoàn thiện và trong trường hợp cần thiết phải thay đổi cả ngành nghề đào tạo ban đầu hoặc phải tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đó chính là quá trình đào tạo lại. Đồng thời với công tác đào tạo lại là công tác bồi dưỡng.

2. Bồi dưỡng là một thuật ngữ hiện nay trong giáo dục được sử dụng rất nhiều: bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng nâng cao, bồi dưỡng học sinh giỏi... Có nhiều khái niệm khác nhau về bồi dưỡng:

- Trong từ điển Tiếng Việt định nghĩa: "Bồi dưỡng là làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất".

- Tác giả Nguyễn Minh Đường quan niệm: "Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ".

Như vậy có thể thấy rằng bồi dưỡng là làm tăng thêm trình độ hiện có của đội ngũ giảng viên (cả về phẩm chất, năng lực và sức khỏe) với nhiều hình thức, mức độ khác nhau. Bồi dưỡng không đòi hỏi chặt chẽ, chính quy như đào tạo và được thực hiện trong thời gian ngắn. Bồi dưỡng được thực hiện dưới hai hình thức:

- Bồi dưỡng thường xuyên thực hiện với đối tượng là toàn thể cán bộ giảng viên trong một đơn vị hoặc toàn ngành.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ thực hiện đối với cán bộ, giảng viên chưa đủ các trình độ đáp ứng với tiêu chuẩn của chức danh quy định.

Tóm lại trong bối cảnh xã hội phát triển không ngừng như hiện nay, người giáo viên nói chung và người giảng viên nói riêng liên tục trau dồi về mọi mặt để có thể đương đầu với các thử thách mới, đáp ứng với yêu cầu của xã hội. Cho nên vấn đề đào tạo và bồi dưỡng giảng viên luôn là một nội dung rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Điều này cũng được thể hiện rõ trong điều 80, Luật giáo dục 2005 quy định về vấn đề Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo: "Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo; Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ".

26

Một phần của tài liệu Quản lí phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)