Thực trạng về số lượng đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lí phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang (Trang 43 - 45)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Thực trạng về số lượng đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh

2.2.1. Thực trạng về số lượng đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang

Do quy mô đào tạo liên tục tăng nên số lượng giảng viên qua các năm học cũng có sự biến động, từ 119 giảng viên trong năm học 2010-2011 tăng lên 234 giảng viên năm học 2013-2014 (tăng gần gấp đôi chỉ sau 4 năm). Nguyên nhân do quy

33

hoạch phát triển nâng cấp trường Cao đẳng Tuyên Quang thành trường Đại học Tân Trào vào năm 2013 nên nhà trường tăng cường tuyển dụng giảng viên nguồn, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về nguồn nhân lực của một trường Đại học.

Dựa trên quy mô đào tạo (số lượng học sinh, sinh viên đang theo học tại trường), chúng ta thấy tỉ lệ giảng viên/sinh viên vẫn còn khá cao và sự biến động này trong các năm học không đáng kể. Điều này thể hiện rõ trong bảng 2.1:

Bảng 2.1. Số lƣợng đội ngũ giảng viên theo năm học trƣờng Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang Số lƣợng GV, SV và tỷ lệ GV/SV Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014 Số lƣợng SV 2544 3596 5001 6234 Số lƣợng GV 119 176 198 234 Tỉ lệ GV/SV 21.4 20.4 25.3 26.6 (Nguồn: Phòng Tổ chức - Chính trị và Phòng CT HSSV)

Nhìn vào bảng 2.1 chúng ta thấy tỷ lệ sinh viên/giảng viên qua các năm học được thể hiện như sau:

+ Năm học 2010-2011 đạt tỷ lệ 21,4 sinh viên/giảng viên. + Năm học 2011-2012 đạt tỷ lệ 20,4 sinh viên/giảng viên. + Năm học 2012-2013 đạt tỷ lệ 25,3 sinh viên/giảng viên. + Năm học 2013-2014 đạt tỷ lệ 26,6 sinh viên/giảng viên.

Trong hai năm học từ 2010 đến 2012, tỷ lệ này tương đối đồng đều nhau, nhưng sau hai năm từ 2012 đến 2014 tỷ lệ này tăng lên đến 25,3% và 24,1% sinh viên/giảng viên do việc mở rộng quy mô đào tạo để đáp ứng mô hình của một trường đại học; do nhu cầu học tập của học sinh trong khu vực tăng cao và làm tốt công tác tuyển sinh.

Tuy nhiên, tỷ lệ này là khá cao, chưa đạt được mức tiệm cận so với chuẩn chung của thế giới. Để giải quyết bài toán này, nhà trường đã thực hiện hợp đồng thỉnh giảng với những giảng viên có trình độ, có kinh nghiệm để giảng dạy nhằm khắc phục tình trạng thiếu giảng viên, kịp thời đáp ứng quy mô đào tạo. Tuy nhiên,

34

viêc hợp đồng giảng dạy thỉnh giảng chỉ là giải pháp tạm thời nhằm giải quyết tình thế trước mắt. Để có đội ngũ đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, nhà trường cần có chiến lược, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên trong các năm tiếp theo nhằm đảm bảo đủ về ĐNGV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu Quản lí phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)