8. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phương pháp khảo sát thực trạng
(i). Mục tiêu khảo sát:
Xác định thực trạng đội ngũ giảng viên và quản lí phát triển đội ngũ giảng viên của trường Đại học Tân Trào.
(ii). Nội dung khảo sát:
Đề tài tập trung khảo sát đội ngũ giảng viên và quản lí phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Đại học Tân Trào trên các mặt: số lượng đội ngũ giảng viên, cơ cấu đội ngũ giảng viên theo độ tuổi, theo giới tính, trình độ chuyên môn của giảng viên, trình độ chính trị, tin học, ngoại ngữ, năng lực, phẩm chất của giảng viên và các vấn đề về nhận thức trong quản lí phát triển đội ngũ, xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ, tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng cũng như kiểm tra đánh giá đội ngũ...
(iii). Đối tƣợng khảo sát:
Khảo sát trên cán bộ quản lí và giảng viên trường Đại học Tân Trào là 134 người, trong đó cán bộ quản lí là 40 và giảng viên là 94.
(iv). Phƣơng pháp khảo sát:
Trong quá trình khảo sát thực trạng, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp thống kê toán học; Phương pháp quan sát; Phương pháp đàm thoại; Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động. Trong đó, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chủ yếu.
2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên trƣờng Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang
2.2.1. Thực trạng về số lượng đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang
Do quy mô đào tạo liên tục tăng nên số lượng giảng viên qua các năm học cũng có sự biến động, từ 119 giảng viên trong năm học 2010-2011 tăng lên 234 giảng viên năm học 2013-2014 (tăng gần gấp đôi chỉ sau 4 năm). Nguyên nhân do quy
33
hoạch phát triển nâng cấp trường Cao đẳng Tuyên Quang thành trường Đại học Tân Trào vào năm 2013 nên nhà trường tăng cường tuyển dụng giảng viên nguồn, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về nguồn nhân lực của một trường Đại học.
Dựa trên quy mô đào tạo (số lượng học sinh, sinh viên đang theo học tại trường), chúng ta thấy tỉ lệ giảng viên/sinh viên vẫn còn khá cao và sự biến động này trong các năm học không đáng kể. Điều này thể hiện rõ trong bảng 2.1:
Bảng 2.1. Số lƣợng đội ngũ giảng viên theo năm học trƣờng Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang Số lƣợng GV, SV và tỷ lệ GV/SV Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014 Số lƣợng SV 2544 3596 5001 6234 Số lƣợng GV 119 176 198 234 Tỉ lệ GV/SV 21.4 20.4 25.3 26.6 (Nguồn: Phòng Tổ chức - Chính trị và Phòng CT HSSV)
Nhìn vào bảng 2.1 chúng ta thấy tỷ lệ sinh viên/giảng viên qua các năm học được thể hiện như sau:
+ Năm học 2010-2011 đạt tỷ lệ 21,4 sinh viên/giảng viên. + Năm học 2011-2012 đạt tỷ lệ 20,4 sinh viên/giảng viên. + Năm học 2012-2013 đạt tỷ lệ 25,3 sinh viên/giảng viên. + Năm học 2013-2014 đạt tỷ lệ 26,6 sinh viên/giảng viên.
Trong hai năm học từ 2010 đến 2012, tỷ lệ này tương đối đồng đều nhau, nhưng sau hai năm từ 2012 đến 2014 tỷ lệ này tăng lên đến 25,3% và 24,1% sinh viên/giảng viên do việc mở rộng quy mô đào tạo để đáp ứng mô hình của một trường đại học; do nhu cầu học tập của học sinh trong khu vực tăng cao và làm tốt công tác tuyển sinh.
Tuy nhiên, tỷ lệ này là khá cao, chưa đạt được mức tiệm cận so với chuẩn chung của thế giới. Để giải quyết bài toán này, nhà trường đã thực hiện hợp đồng thỉnh giảng với những giảng viên có trình độ, có kinh nghiệm để giảng dạy nhằm khắc phục tình trạng thiếu giảng viên, kịp thời đáp ứng quy mô đào tạo. Tuy nhiên,
34
viêc hợp đồng giảng dạy thỉnh giảng chỉ là giải pháp tạm thời nhằm giải quyết tình thế trước mắt. Để có đội ngũ đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, nhà trường cần có chiến lược, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên trong các năm tiếp theo nhằm đảm bảo đủ về ĐNGV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
2.2.2. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang
2.2.2.1. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ giảng viên theo độ tuổi trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang
Được thể hiện trong biểu đồ 2.1:
38 25.6 9 27.4 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Dưới 30 tuổi Từ 30-40 Từ 40-50 Từ 50-60 %
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo độ tuổi
Nhìn vào biểu đồ 2.l chúng ta thấy rằng tỷ lệ giảng viên có độ tuổi dưới 30 là 27.4%; từ 30-40 tuổi là 38%; từ 40-50 tuổi là 25.6% và từ 50-60 tuổi là 9.0%. Như vậy, cơ cấu đội ngũ giảng viên nhà trường đa số là giảng viên trẻ, nếu tính từ độ tuổi dưới 40 thì có đến 65.4% trên tổng số giảng viên nhà trường. Những khoa mới thành lập thì số lượng giảng viên trẻ có tỉ lệ cao hơn như Khoa Kinh tế - QTKD, Khoa
35
ngoại ngữ, Bộ môn Tâm lí... Điều này cho thấy sức mạnh nội lực của đội ngũ nhân lực của nhà trường. Bởi giảng viên trẻ có nhiều ưu thế với sự năng động, nhạy bén, khả năng tin học, ngoại ngữ, cập nhật các kiến thức và phương pháp dạy học mới, phù hợp với yêu cầu trong thời kỳ mới cũng như sự thay đổi đột phá của nhà trường trong những năm gần đây. Điều này cũng cho thấy đây là nguồn dự trữ nhân lực mang tính lâu dài phục vụ cho sự phát triển bền vững của nhà trường.
Bên cạnh những mặt tích cực, đội ngũ này cũng bộc lộ rõ những hạn chế về kinh nghiệm công tác, về trình độ học vấn đã được trang bị, về công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên... đòi hỏi nhà trường phải có những quy hoạch hợp lí trong xây dựng và phát triển đội ngũ sao cho có sự cân đối, hài hòa về cơ cấu độ tuổi, cũng như trình độ tay nghề, kinh nghiệm làm việc của các giảng viên.
2.2.2.2. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ giảng viên theo giới tính trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang
Nam, 38.9
Nữ, 61.1
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo giới tính
Số liệu biểu đồ 2.2 chúng ta thấy cơ cấu đội ngũ giảng viên theo giới tính có sự mất cân đối giữa nam và nữ. Tỉ lệ giảng viên nữ chiếm gấp hơn 1,5 lần tỉ lệ giảng viên nam (38.9% nam/61.1% nữ). Số lượng giảng viên nam tập trung chủ yếu ở một số đơn vị như Khoa KHTN-KT-CN là 11 người (47,8%), khoa Nông-Lâm-Ngư là 13 người (59.1%), trung tâm thể dục thể thao 18 người (90.0%), trung tâm TH-NN 13 người (72.2%). Ít nhất là ở khoa KHXH và NV 2 người (8.7%), khoa mầm non 1 người (4,8%), Bộ môn Tâm lí - Giáo dục 3 người (17,6%), Bộ môn nghệ thuật 4 người (23,5%).
36
Số lượng giảng viên nữ tập trung chủ yếu ở các đơn vị như khoa KHXH và NV có 21 người (chiếm 91.3%), Khoa mầm non 20 người (chiếm 95.2%), Bộ môn Tâm lí - Giáo dục 14 người (17,6%), bộ môn nghệ thuật 13 người (76.5%), khoa Tiểu học 19 người (76.0%). Ở các đơn vị khác, tỉ lệ này có sự chênh lệch không lớn, duy nhất có Bộ môn Lí luận chính trị có số lượng nam/nữ đồng đều nhau là 8/8 (50%/50%).
Nguyên nhân cơ bản làm cho các đơn vị này có số lượng giảng viên có sự chênh lệch bởi vì tùy theo đặc điểm của từng lĩnh vực chuyên môn, những khoa tập trung đa số giảng viên nam thì chủ yếu là chuyên ngành tự nhiên, còn các khoa tập trung đông giảng viên nữ thì chủ yếu tập trung vào các chuyên ngành xã hội, đặc thù như khoa mầm non chỉ có 1 nam. Điều này cũng cho thấy về mặt chuyên môn thì sự chênh lệch này là phù hợp nhưng về mặt xã hội, để tạo ra một tập thể ổn định, cân đối về giới tính thì đòi hỏi nhà trường phải có những biện pháp cải thiện, giúp các đơn vị có số lượng giảng viên đồng đều trên cả hai giới.
2.2.2.3. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ giảng viên theo chức danh trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang
Về cơ cấu đội ngũ giảng viên với chức danh giảng viên chính còn thấp. Trong số này còn có một phần giảng viên không thuộc giảng viên cơ hữu của trường mà là hợp đồng từ bên ngoài để đáp ứng yêu cầu nâng cấp lên trường Đại học. Cho nên trên thực tế số lượng giảng viên chính đang công tác tại trường là rất thấp.
Nguyên nhân của thực trạng này là do trường còn non trẻ, mới được mở rộng quy mô và nâng cấp lên trường Đại học nên đội ngũ chưa thực sự kiện toàn. Số lượng giảng viên trẻ lớn, trong khi những quy định về điều kiện, tiêu chuẩn để dự thi giảng viên lên giảng viên chính rất cao (phải có bằng thạc sĩ trở lên, có thâm niên công tác và hệ số lương 3,66 trở lên, có đề án hoặc công trình NCKH...). Do vậy, phần nhiều giảng viên của trường chưa thực sự đủ điều kiện, tiêu chuẩn đẻ thi nâng ngạch lên giảng viên chính (bảng 2.1).
37
Bảng 2.2. Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo chức danh trƣờng Đại học Tân Trào
STT Khoa/Bộ môn TS GVC GV SL % SL % 1 Khoa KHTN-KT-CN 23 4 17.4 19 82.6 2 Khoa KHXH và NV 23 3 13.0 20 87.0 3 Khoa Tiểu học 25 6 24.0 19 76.0 4 Khoa Mầm non 21 4 19.0 17 81.0
5 Khoa Nông-Lâm-Ngư nghiệp 22 2 9.1 20 90.9
6 Khoa ngoại ngữ 17 1 5.9 16 94.1 7 Khoa KT-QTKD 15 1 6.7 14 93.3 8 Bộ môn TL-GD 17 2 11.8 15 88.2 9 Bộ môn Lí luận chính trị 16 5 31.3 11 68.8 10 Bộ môn nghệ thuật 17 2 11.8 15 88.2 11 Trung tâm TH-NN 18 0 0.0 18 100.0 12 Trung tâm TDTT 20 3 15.0 17 85.0 Tổng số 234 33 14.1 201 85.9 (Nguồn: Phòng Tổ chức - Chính trị)
Biểu đồ 2.3 và kết quả bảng thống kê 2.4 cho thấy chức danh giảng viên chính (kể cả hợp đồng ngoài) hiện nay là 33 người (14.1%), chức danh giảng viên là 201 người (85.9%). Không có giảng viên cao cấp. Trung tâm TH-NN không có giảng viên chính nào, ở một số đơn vị chỉ có duy nhất 1 giảng viên chính như: Khoa ngoại ngữ, khoa KT-QTKD. Đây đều là những đơn vị mới thành lập, số giảng viên trẻ lớn (cả tuổi đời và tuổi nghề) nên số lượng giảng viên chính rất thấp.
Năm 2013 nhà trường đã hợp đồng thỉnh giảng với 31 giảng viên có trình độ GS, PGS, TS ở các đơn vị giáo dục khác tham gia giảng dạy tại trường khi có nhu cầu. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp giải quyết yêu cầu trước mắt mà chưa có sự ổn định, bền vững.
Thực trạng này đòi hỏi nhà trường phải quan tâm, tạo điều kiện bồi dưỡng số giảng viên đã đạt và gần đạt các tiêu chuẩn để thi nâng ngạch giảng viên chính, giảng viên cao cấp để tạo nguồn số giảng viên này giảng dạy bậc đại học ở các năm sau đáp ứng yêu cầu đào tạo của nhà trường.
38
2.2.3. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang
Công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên luôn được nhà trường quan tâm giúp giảng viên vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, về phẩm chất đạo đức. Đây chính là điều kiện tiên quyết giúp nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, không ngừng đổi mới sáng tạo và quan trọng hơn là đáp ứng mục tiêu thành lập trường Đại học Tân Trào năm 2013. Qua khảo sát thực trạng về số lượt cán bộ giảng viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong những năm qua, chúng tôi thu được kết quả sau:
Trong hai năm học 2010-2011 và 2011-2012 số lượt cán bộ giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng còn ở mức thấp, bởi lúc này số lượng giảng viên nhà trường và quy mô đào tạo còn ít. Từ năm học 2012-2013 đến nay, số lượt giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng tăng cao, gấp đôi những năm trước. Một phần vì quy mô đào tạo của nhà trường tăng vọt, thứ hai là do chính sách phát triển nhà trường (nâng cấp lên thành trường Đại học) nên giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng rất sôi nổi, nhất là đào tạo sau đại học và ngoại ngữ. Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Thực trạng đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên trƣờng Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang
Năm học
Số lƣợt cán bộ giảng viên đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng
Cộng LLCT QLNN Sau ĐH Ngoại ngữ Tin học BD khác 2010-2011 0 0 7 0 2 8 17 2011-2012 3 0 23 4 2 27 59 2012-2013 2 2 51 26 5 51 137 2013-2014 5 0 73 26 11 48 163 Cộng 10 2 154 56 20 134 376 (Nguồn: Phòng Tổ chức - Chính trị)
39
2.2.4. Thực trạng về trình độ của đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang
2.2.4.1. Trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang
Theo thống kê của phòng Tổ chức - Chính trị, các giảng viên được tuyển dụng vào làm việc tại trường được đào tạo ở nhiều trường khác nhau, trong đó tập trung nhiều ở trường ĐHSP - Đại học Thái Nguyên, ĐHSP Hà Nội, ĐHQG, ĐHNN I, ĐH Nông-Lâm Thái Nguyên, Học viện Ngân hàng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền... đều là những trường đại học uy tín trong nước. Có tới 92% giảng viên nhà trường có Bằng tốt nghiệp loại Khá, Giỏi; 100% giảng viên đều trải qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, giáo dục đại học...
Theo yêu cầu của xã hội và của nhà trường trong tiến trình phát triển lên thành trường Đại học, trình độ chuyên môn của giảng viên nhà trường có những bước phát triển nhảy vọt. Nhìn vào biểu đồ 2.4 chúng ta thấy rằng, số lượng giảng viên có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ của nhà trường tăng nhanh. Nếu năm học 2010-2011 nhà trường chỉ có 1 tiến sĩ thì đến năm học 2013-2014 nhà trường có 14 tiến sĩ, tăng 14 lần. Theo quy hoạch phát triển giảng viên thì đến năm 2016 nhà trường có ít nhất 22 tiến sĩ trong biên chế sẽ tốt nghiệp và phục vụ lâu dài cho sự phát triển của trường. Số giảng viên có trình độ thạc sĩ cũng tăng nhanh, từ 28 giảng viên trong năm học 2010-2011 tăng 128 giảng viên vào năm học 2013-2014. Điều này do một phần số giảng viên trong trường thực hiện đi học nâng cao trình độ đã tốt nghiệp ra trường và quá trình tuyển dụng cũng như hợp đồng lao động dài hạn với một bộ phận những người có trình độ thạc sĩ làm cho số lượng thạc sĩ tăng rất nhanh, đáp ứng với các tiêu chuẩn để thành lập trường Đại học vào tháng 8/2013. Số giảng viên có trình độ đại học không có nhiều sự biến động, chủ yếu là giảng viên mới hợp đồng về trường và đang được cử đi học nâng cao trình độ.
40 1 6 10 14 28 79 96 128 90 91 92 92 0 20 40 60 80 100 120 140
Năm 2010-2011 Năm 2011-2012 Năm 2012-2013 Năm 2013-2014
Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học
Biểu đồ 2.3. Trình độ đội ngũ giảng viên qua các năm học
Trên đây là đánh giá chung về trình độ chuyên môn của giảng viên nhà trường qua các năm học, kết quả thống kê cụ thể trình độ chuyên môn của giảng viên từng khoa, Bộ môn, Trung tâm được thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Trình độ chuyên môn của giảng viên theo các khoa, bộ môn trƣờng Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang
STT Khoa/Bộ môn TS Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học
SL % SL % SL %
1 Khoa KHTN-KT-CN 23 3 13.0 17 73.9 3 13.0
2 Khoa KHXH và NV 23 2 8.7 17 73.9 4 17.4
3 Khoa Tiểu học 25 4 16.0 16 64.0 5 20.0
4 Khoa Mầm non 21 1 4.8 14 66.7 6 28.6
5 Khoa Nông-Lâm-Ngư nghiệp 22 2 9.1 10 45.5 10 45.5
6 Khoa ngoại ngữ 17 0 0.0 7 41.2 10 58.8 7 Khoa KT-QTKD 15 0 0.0 10 66.7 5 33.3 8 Bộ môn TL-GD 17 1 5.9 13 76.5 3 17.6