Vê học sinh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh bắc giang (Trang 49 - 52)

- Thuận lợi

Học sinh dân tộc nội trú là đối tượng được quan tâm, đại bộ phận các em chăm ngoan, chịu khó học tập, đang ở độ tuổi trưởng thành, trí tuệ đang phát triển.

Quản lý nội trú 24/24 giờ nên học sinh dân tộc trong trường PT DTNT có nhiều thời gian tự học, mặt khác luôn có các thầy cô giúp đỡ về kiến thức, kỹ năng đặc biệt là phương pháp học tập bộ môn, luôn có các bạn học khá, học giỏi bên cạnh kèm cặp, giúp đỡ.

- Khó khăn

Chất lượng đầu vào không đồng đều, còn thấp. Khả năng tư duy , lĩnh hội kiến thức,diễn đạt, nói và viết cuả học sinh dân tộc còn hạn chế nhiều so với học sinh thị trấn, thị xã, thành phố, một bộ phận không nhỏ chưa xác định được mục đích động cư học tập, ỷ lại vào chính sách ưu tiên, suy nghĩ đơn giản, một chiều, lối sống tự do, phóng khoáng...

Phương pháp học tập hộ môn còn yếu, tỉ lệ học sinh xếp loại văn hoá giỏi thấp hơn so với yêu cầu.

Học sinh bước đầu có sự chuyển biến nhận thức sự cần thiết, phải tu dưỡng tốt, học tập tốt, số học sinh chăm học vươn lên khá giỏi có tăng lên song số học sinh học yếu cũng còn nhiều, việc bồi dưỡng học sinh giỏi còn là vấn đề khó khăn do cả năng lực dạy của thầy và học của các em còn hạn chế, khả năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu của học sinh còn ít (số lượng) và còn yếu. Vì vậy số học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh còn ít, chưa có học sinh giỏi quốc gia, việc học bài và làm bài tập ở nhà của học sinh còn thụ động, phần lớn học sinh còn trông chờ vào các buổi học bồi dưỡng, phụ đạo của thầy.

Những tồn tại trcn là những vấn đề có tính cấp bách ở các trường PT DTNT nói chung và trường PT DTNT tỉnh Bắc Giang nói riêng. Quản lý dạy học để có chất lượng cao đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có phẩm chất và năng lực tốt. Song luôn phải không ngừng học tập nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên mồn và năng lực sư phạm mới có thể hoàn thành được trách nhiệm của người quản lý nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay không thể đòi hỏi quá cao ở đội ngũ CBQL vì phần lớn họ chưa được đào tạo, bồi dưỡng m ột cách bài bản, chính quy về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường.

Để khắc phục được những yếu kém trong công tác quản lý, người CBQL nhà trường phải xuất phát từ những thực tế nêu trên khai thác những thuận lợi, khấc phục những khó khăn, đúc rút học hỏi kinh nghiệm từ thực tế để từng bước nâng cao chất lượng dạy học ở đơn vị mình phụ trách. Trước mắt cần nghiên cứu tìm tòi những biện pháp quản lý, những yếu tô cơ bản tác động lên chất lượng GD/DH của

trường mình, tìm cách vận dụng chúng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường để không ngừng nâng cao chất lượng từng yếu tố tiến tới nâng cao chất lượng GD/DH.

Chương 3

MỘT SỔ PHÁP Q UẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGDẠY HỌC Ỏ TRƯỜNG PHỔ TH ÔNG DÂN TỘ C NỘI TRÚ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh bắc giang (Trang 49 - 52)