Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh bắc giang (Trang 63 - 66)

3.2.3.1. Căn cứ

Để GV tích cực, tự giác hoàn thành nhiệm vụ được giao cần phải tạo động lực cho họ.

Các chế độ chính sách về giáo viên, chính sách đầu tư của nhà nước về giáo dục đào tạo, chủ trương xã hội hoá giáo dục, dân chủ hoá nhà trường, đổi mới công tác quản lý ngành... được xem là động lực tác động từ bên ngoài vào quá trình dạy học. Động lực bên trong được tạo nên do tác động qua lại giữa thầy và trò, giữa dạy và học trong quá trình GD/DH.

3.2.3.2. N ội dung

Tạo động lực cho đội ngũ là một vấn để cơ bản của tổ chức lao động khoa học. Người quản lý tạo ra kích thích đối với người lao dộng là biến một việc từ chỗ “phải làm” đến chỗ “muốn làm”, làm với tất cả bầu nhiệt huyết, sự hào hứng của bản thân họ. Lao động trí óc của thầy giáo và học sinh đều cần được kích thích. Biện pháp kích thích là biện pháp kinh tế sư phạm và tâm lý xã hội nhằm nâng cao chất lượng GD/DH.

Cải thiện điều kiện lao động đối với nhà giáo:

- Trong các điều kiện tâm lý, cần nhấn mạnh đến việc xây dựng một bầu không khí tâm lý thoải mái trong tập thể sư phạm có tác dụng nâng cao khả năng lao động, tạo ra khả năng tự do rất cần thiết cho sự sáng tạo. Tránh việc gây ra các xúc động tiêu cực cho giáo viên trước giờ lên lớp.

- Tạo điều kiện vật chất tối đa trong điều kiện có thể; Tổ chức các phòng đợi để giáo viên nghỉ ngơi giữa các tiết học cùng một

số phương tiện cần thiết, bố trí các phương tiện hoạt động thể thao, giải trí để phục vụ sự nghỉ ngơi tích cực của giáo viên.

- Thực hiện phân công lao động theo hướng chuyên sâu và hợp tác. Phân công để mỗi giáo viên dạy ổn định một, hai nãm ở một hoặc hai khối lớp, cung cấp cho giáo viên sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy về môn học đó, những tài liệu tham khảo và phương tiện dạy học khác, xây dựng thời khoá biểu hợp lý có chú ý tới đặc điểm riêng của giáo viên.

- Đảm bảo việc nghỉ theo chế độ của giáo viên trong hè, tổ chức cho giáo viên đi tham quan nghỉ mát, học tập kinh nghiệm ở các trường PT Dân tộc nội trú trong toàn quốc.

- Thực hiện quyền dân chủ của giáo viên trong công tác dạy học, đi đôi với việc đề cao ý thức trách nhiệm của công dân và nghĩa vụ của người giáo viên trong nhà trường PT DTNT.

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thực hiện dản chủ hoá trong trường là động lực thúc đẩy thầy và trò trong quá trình GD/DH như:

- Xây dựng nền nếp kỷ cương dạy học trong nhà trường theo điều lệ trường phổ thông và quy chế hoạt động trường PT DTNT.

- Phối hợp với công đoàn xây dựng tập thể sư phạm, đoàn kết nhất trí, tôn trọng hết lòng vì nhau trong công việc và trong cuộc sống.

- Sử dụng kinh phí hàng năm để tu bổ xây dựng bộ mặt sư phạm nhà trường khang trang đẹp đẽ, có vườn hoa cây cảnh, hàng rào kín để giữ cho các buổi học, giờ học được an toàn, yên tĩnh.

- Xác định các chức danh của giáo viên với các nghĩa vụ và các chế độ đãi ngộ tương ứng. Thực hiện nguyên tắc phân phối theo

lao động trong nhà trường. Ngoài các giờ lên lớp, còn các hoạt động ngoài giờ lên lớp của giáo viên, phải căn cứ vào mức độ nặng nhọc và hiệu quả của công việc để trả tiền bồi dưỡng cho giáo viên.

- Xây dựng quỹ khen thưởng cho các hoạt động giảng dạy và các hoạt động khác ngoài hoạt động giảng dạy.

- Xác định mức độ khen thưởng theo các thành tích đã đạt trong công tác của giáo viên và HS sau mỗi đợt thi đua hoặc cuối học kỳ, cuối năm học.

Tạo ra dư luận tập thể lành mạnh, sự hoà đồng về tình cảm, ý chí, trách nhiệm để có tác động tích cực đến tư tưởng, hành động của từng thành viên và của tập thể sư phạm. Tạo ra không khí thi đua xã hội chủ nghĩa, có sự học tập lẫn nhau tốt và không khí tự phê bình, phê bình nghiêm túc, tự giác.

Động viên quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán hộ, giáo viên và HS, phân công lao động, cân nhắc đề bạt đối với giáo viên giỏi đồng thời quan tâm đến hoàn cảnh của giáo viên, học sinh diện chính sách, đang gặp khó khăn, éo le để động viên giúp đỡ kịp thời.

Việc kiểm tra, đánh giá giáo viên cần có kết luận chính xác, công bằng, kịp thời, không thiên vị.

3.2.3.3. Ý nghĩa

Tạo động lực cho đội ngũ đã khơi dậy, huy động mọi khả nãng tiềm ẩn vốn có của từng giáo viên và HS, kích thích động viên họ phấn đấu rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, có ý thức trách nhiệm cao, hết lòng với nghề nghiệp của mình. Đó là một trong những điều kiện, biện pháp quan trọng tác động trực tiếp để nâng cao chất lượng GD/DH trong mỗi nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh bắc giang (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)