KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh bắc giang (Trang 92 - 94)

- Cách thức dạy để phát huy tính tích cực nhận thức của học

KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Giáo dục là tất yếu vĩnh hằng của xã hội loài người.

Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hoá của một Quốc gia, là sức mạnh tương lai của một dân tộc.

Chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học nói riêng của một nhà trường là sản phẩm của quá trình GD/DH, tuy nhiên đó cũng là kết quả của hoạt động quản lý ở một nhà trường. Chất lượng giáo dục phổ thông gắn liền với sự phát triển toàn diện về đạo đức. trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Để có chất lượng dạy học cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố và phải phấn đấu liên tục. Riêng đối với các trường PT DTNT, với đặc thù chuyên biệt, chất lượng đầu vào thấp, không đồng đều thì việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và dạy học nói riêng đòi hỏi sự phấn đấu cao hơn. Có thể nói rằng yếu tố quản ỉý sẽ phát huy tiềm năng và nhân thêm sức mạnh cho việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học nói riêng. Để làm được điều đó cần thiết phải trả lời cho được những câu hỏi làm thế nào để phát huy được sức mạnh tổng hợp của "Nội lực" nhà trường và "Ngoại lực" của cộng đồng địa phương cũng như sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông.

Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu những vấn để lý luận, phân tích, tổng hợp các vấn đề thực tiễn dạy học ở các trường PT DTNT trong tỉnh, các trường PT DTNT có hoàn cảnh tương tự, đặc biệt là trường PT DTNT tỉnh Bắc Giang những năm qua. Chúng tôi đã đề xuất một số

biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường PT DTNT là:

3.1. Tăng cường công tác tổ chức và quản lý bộ máy nhà trường theo hướng lấy hiệu quả quản lý làm trọng tâm.

3.2. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mới.

3.3. Tổ chức và chỉ đạo tốt các hoạt động dạy học.

3.4. Coi trọng vai trò phối hợp quản lý của các đoàn thể Chính trị - Xã hội trong nhà trường, thực hiện tốt quy chế dân chủ.

3.5. Huy động cộng đồng tham gia vào các hoạt động trong nhà trường. 3.6. Một số biện pháp bổ trợ khác.

Chất lượng dạy học hiện nay còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng các biện pháp quản lý mà tôi đề xuất trong đề tài là những biên pháp quản lý trọng tâm mà các cán bộ quản lý nhà trường cần phải quan tâm và thực tiễn quản lý ở trường PT DTNT tỉnh Bắc Giang, nơi tôi đang làm Hiệu trưởng cũng đã được vận dụng bước đầu và thực tiễn đã chứng minh tác dụng của chúng.

Nâng cao chất lượng dạy học là sợi chỉ đỏ xuyên suốt QTGD nói chung, QTDH nói riêng, xuyên suốt toàn bộ lịch sử phát triển của sự nghiệp GD&ĐT của nhà trường. Vì vậy việc quản lý để nâng cao chất lượng dạy học là một yêu cầu hết sức quan trọng và cấp thiết, bởi lẽ quản lý kết hợp với các nhân tố của QTDH tạo ra chất lượng dạy học.

Đ ề tài có ý nghĩa lý luận là việc nâng cao chất lượng ở trường PT DTNT nói chung, trường PT DTNT tỉnh Bắc Giang nói riêng về cơ bản

đã làm rõ vấn đề nâng cao chất lượng dạy học là thực hiện tốt 3 nhiệm vụ đó là: hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ cho học sinh.

D ề tài có ý nghĩa thực tiễn là đề xuất được những biện pháp có giá trị phổ biến cho cán bộ quản lý các nhà trường phổ thông dân tộc nội trú có hoàn cảnh tương tự.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh bắc giang (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)