Chuẩn hoá đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh bắc giang (Trang 56 - 61)

3.2.1.1. Căn cứ

Muốn có trò giỏi phải có thầy giỏi. Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng dạy học, giáo dục trong nhà trường. Để đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học trong công cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục, phải hết sức coi trọng việc chuẩn hoá đội ngũ giáo viên (giáo viên giảng dạy và giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

3.2.Ị .2. N ội dung

Xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và loại hình, đủ sức thực hiện mục tiêu và kế hoạch

của nhà trường , đội ngũ được xây dựng căn cứ trên các yếu tô: - Dự báo quy mô phát triển nhà trường.

- Quy hoạch đội ngũ GV (dài hạn và ngấn hạn).

Sắp xếp (phân công lao động giáo viên) giáo viên, sử dụng lao động sư phạm trong trường, đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm hợp lý-

Làm tốt việc phân công, sắp xếp nhân lực đúng người, đúng việc và tạo động lực cho GV phấn đấu sẽ dẫn tới chất lượng. Phân công lao động phải đảm bảo nguyên tắc lấy hiệu quả lao động làm căn cứ chính. Song người CBQL cũng phải biết điều hoà giữa yêu cầu chung và mong muốn của từng người. Việc tổ chức, quản lý nhân sự của người CBQL phải được thể hiện ngay từ việc phân công lao động này. Sự phân công lao động không chỉ đơn thuần là việc tính khối lượng giờ dạy, ngày dạy, công tác kiêm nhiệm cho mỗi giáo viên theo bình quân mà còn phải xét đến nhiều yếu tố: Khả năng hoàn thành công việc, khả năng liên kết hỗ trợ, giúp đỡ, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh kém, nguyện vọng cá nhân, đề xuất của tổ, nhóm, GVCN...

Coi trọng việc quản lý giáo viên thực hiện các quy định về hành chính: Ngày giờ công, giờ dạy, ra vào lớp... Thực hiện quy chế chuyên môn như: soạn bài, báo giảng, cho điểm, vào điểm... là việc làm không thể thiếu và không được sai xót. Chất lượng của đội ngũ giáo viên phải được đánh giá thường xuyên qua từng tiết dạy, tuần dạy. Qua các “kênh” thông tin: học sinh, giáo viên, tổ trưởng chuyên môn, ban giám hiệu, phụ huynh học sinh... Người quản lý phải biết tổng hợp, phân tích, động viên những mặt tốt của giáo viên, nhắc nhở những mặt còn hạn chế, từ đó mỗi giáo viên phải tự hoàn thiện mình, vươn lên để có chất lượng dạy học tốt. Nhà trường thường xuyên duy trì phong trào thi

đua phấn đấu trở thành giáo viên giỏi các cấp bôn cạnh việc giao chỉ tiêu phấn đấu trong từng giai đoạn (từ 3 đến 5 năm ).

Song song với việc bố trí công tác giảng dạy của giáo viên, người CBQL còn phải phân công hợp lý đội ngũ GVCN lớp trên cơ sở lựa chọn những giáo viên có đủ nàng lực, uy tín để làm công tác chủ nhiệm lớp . Đối với trường PT DTNT, công tác GV chủ nhiệm lớp ngoài việc thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ của GVCN được quy định trong điểu 29 của điều lệ nhà trường còn cần phải quan tâm sâu sát đến việc tổ chức tự học, tự giáo dục cho các em học sinh nội trú thông qua việc tổ chức các hoạt động tập thể phong phú và đa dạng, đội ngũ GVCN lớp là lực lượng nòng cốt trong công tác giáo dục nhất là giáo dục đạo đức, là đội ngũ trợ lý quan trọng của hiệu trưởng. Chính họ là lực lượng trực tiếp quản iý học sinh và tập thể một cách toàn diện, báo cáo cho hiệu trưởng những thông tin cần thiết về học sinh, tập thể lớp, về các hoạt động giáo dục và chất lượng toàn diện của học sinh lớp mình. Người GVCN lớp trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là trường PT DTNT có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý và giáo dục toàn diện cho học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm lớp là người trực tiếp quản lý giáo dục toàn diện của học sinh trong một lớp học, chịu trách nhiệm báo cáo trước nhà trường và hội đồng giáo dục về chất lượng giáo dục toàn diện của lớp mình; là người kết hợp khai thác và phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục như giáo viên bộ môn, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội phụ huynh học sinh và thống nhất các biện pháp giáo dục.

Đối với trường PT DTNT, GVCN còn là người trực tiếp quản lý đời sống sinh hoạt nội trú của các em, nên phải có tấm lòng, tình yêu thương học sinh như con, em ruột của mình, luôn có trách nhiệm gần

gũi, thấu hiểu hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm sinh lý từng học sinh để động viên, giúp đỡ, giáo dục.

Người GVCN biết xây dựng tập thể lớp mình chủ nhiệm thành một tập thể vững mạnh, phát huy ý thức làm chủ, tính tự giác và chủ động vươn lên của học sinh trong các hoạt động giáo dục.M ặc khác, GVCN lớp còn phải biết dự báo xu hướng phát triển nhân cách của học sinh trong một lớp để có phương hướng tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học phù hợp với điều kiện và khả năng của từng học sinh.

Như vậy, yêu cầu người GVCN trong trường PT DTNT phải nắm vững mục tiêu giáo dục toàn diện, nắm vững kế hoạch và chương trình hoạt động của nhà trường, có lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín, đạo đức tốt, là nhà giáo mẫu mực, có nghệ thuật sư phạm, thương yêu, tôn trọng, hết lòng vì học sinh thân yêu, có kỹ năng tổ chức, sáng tạo trong công tác giáo dục đồng thời thường xuyên học hỏi nâng cao nghiệp vụ và hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp.

Trong xu thế cải tiến công tác quản lý hiện nay, những người quản lý nhà trường không thể không quan tâm đến việc cải tiến đội ngũ GVCN lớp, bởi vì việc xây dựng và bồi dưỡng lực lượng này sẽ trở thành đội ngũ chủ đạo trong công tác giáo dục và nâng cao chất lượng GD/DH trong nhà trường.

Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, tổ chức tốt việc sinh hoạt chuyên môn ở các tổ bộ môn và coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ GV của một trường có hoạt động đặc thù như trường PT DTNT.Tạo nhận thức cho mọi GV: Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, viộc tự học, tự bồi dưỡng có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao chất lượng dạy học, tới sự phát triển những phẩm chất, năng lực sư phạm của người thầy.

Hàng tháng: nhóm, tổ chuyên môn phải tổ chức trao đổi giảng dạy theo chuyên đề, mỗi giáo viên dự giờ của đồng nghiệp ít nhất 1 giờ/tuần. Tổ trưởng, nhóm trưởng giúp đỡ những người trong tổ, nhóm từng bước nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm.

Tổ chức tốt cho giáo viên xây dựng kế hoạch học tập, tự bồi dưỡng, cung cấp cho họ những kỹ năng về phương pháp lựa chọn, định hướng quá trình tự học, tự bồi dưỡng của bản thân giáo viên.

Tổ chức các hoạt động tự thể hiện kết quả tự học, tự bồi dưỡng của GV. Trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như giải quyết các tình huống sự phạm xảy ra trong hoạt động giao lưu với tập thể sư phạm. Giáo viên có thể trình bày những thu hoạch về việc đổi mới phương pháp bộ môn; phương pháp giải quyết bài dạy khó. Kinh nghiệm thành công của việc tổ chức dạy học ( có thể thể hiện qua một tiết trên lớp; hoặc xử lý tình huống sư phạm, trình bày một kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học hiện đại...).

Xây dựng nển nếp giáo viên tự kiểm tra, tự đánh giá và tự điều chỉnh thường xuyên hoạt động tự học, tự bồi dưỡng dưới sự tổ chức, chỉ đạo của nhà trường và sự giúp đỡ của tổ nhóm chuyên môn.

3.2.1.3. Ỷ nghĩa

Xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ là sự gia tăng cả về chất và lượng của nguồn lực con người. Người CBQL nói chung và hiệu trưởng nói riêng cần dựa vào lý thuyết phát triển nguồn nhân lực để lập kế hoạch phát triển đội ngũ cả về số lượng và chất lượng nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả GD/DH , một nhân tố mang tính quyết định tới việc nâng cao chất lượng GD/DH trong các nhà trường.

3.2.2. X ây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường đáp ứng yêucâu quản lý một trường P h ổ thông Dân tộc nội trú trong tình hình

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh bắc giang (Trang 56 - 61)