3.3.2.1. Căn cứ
Đổi mới Phương pháp dạy học là yêu cầu của thời đại.
Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Đổi mới phương pháp dạy học phải được tiến hành đồng bộ với các khâu, các nhân tố khác của quá trình dạy học.
Thực tiễn đã chứng minh phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng của quá trình dạy học..
3 3 .2 .2 . N ộ i dung
Tổ chức phong trào dạy tốt và triển khai việc đổi mới phương pháp dạy học trên lớp. Triển khai đổi mới phương pháp dạy học trên lớp trước hết phải đổi mới từ khâu chuẩn bị bài, soạn bài.... Bài giảng phải được cân nhắc kỹ việc chọn phương pháp dạy nào cho phù hợp với nội dung và phải được thể hiện trước trong giáo án để đạt được mục tiêu của bài dạy như:
- Những dự định cần thực hiện (cả về nội dung và phương pháp dạy học để đạt mục tiêu giờ dạy).
sinh.
- Những phương tiện hỗ trợ cho hoạt động của thầy và trò. Trên lớp, người thầy phải luôn chuyển đổi cách thức truyền thụ (đa dạng hoá các phương pháp dạy học) và phối hợp chúng với nhau, đảm bảo nội dung dạy học “phải mới” song không phải quá xa lạ với học sinh, "cái mới" phải liên hệ và phát triển "cái cũ", các kiến thức phải được trình bày trong dạng động, tạo tình huống có vấn đề để kích thích tò mò, sự hứng thú học tập của học sinh đồng thời phải phù hợp với từng đối tượng cụ thể, phát huy tính tích cực chủ động, tự giác và sáng tạo của học sinh.
Phát huy vai trò của tổ, nhóm chuyên môn trong việc đổi mới phương pháp dạy học:
- Vai trò của tổ chuyên môn trong việc quản lý thực hiện quy chế chuyên môn rất quan trọng. Ban giám hiệu cùng tổ chuyên môn theo dõi chặt chẽ việc thực hiện đúng chương trình dạy học của giáo viên trong từng tuần, tháng, học kỳ qua kế hoạch, sổ báo giảng, dự giờ.
- Tổ chuyên môn quản lý việc soạn giáo án đúng thời gian, chính xác về nội dung kiến thức SGK, phù hợp với trình độ học sinh và vận dụng vào điều kiện thực tế đảm bảo chất lượng bài dạy. Hàng tuần, hàng tháng tổ chuyên môn có thể kiểm tra định kỳ, đột xuất, có tổng kết rút kinh nghiệm làm cho mỗi giáo viên ý thức cao việc chuẩn bị bài soạn trước khi lên lớp.
- Tổ chuyên môn cùng BGH nhà trường quản lý giờ lên lớp của giáo viên theo quy chế chuyên môn, xem xét viêc thực hiện nghiêm túc giờ lên lớp theo thời khoá biểu, phân phối thời gian hợp lý cho từng bài giảng, phần giảng của giáo viên... phát huy tính tích cực, chủ động,