- Cách thức dạy để phát huy tính tích cực nhận thức của học
3.6.3. Chú ý đến công tác thỉ đua khen thưởng
Công tác thi đua khen thưởng là một biện pháp quan trọng tạo động lực cho việc nâng cao chất lượng GD/DH. Việc khen thưởng kịp thời, chính xác là nguồn động viên rất lớn cho sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của thầy và trò.
Đối với giáo viên: Nhà trường đã tổ chức động viên khen thưởng kịp thời các gương điển hình trong các hoạt động, đặc biệt là các giáo viên có thành tích cao trong việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực, giáo viên giỏi các cấp, giáo viên có học sinh giỏi, giáo viên có HS khối 12 tỷ iệ tốt nghiệp cao hơn tỷ lệ bình quân của tỉnh, đẩy mạnh phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng dạy học, có phần thưởng xứng đáng cho những sáng kiến kinh nghiệm có giá trị sử dụng cao; bồi dưỡng và có chính sách khuyến khích động viên những giáo viên thực hiện tốt, đạt hiệu quả cao trong giáo dục toàn diện học sinh..v.v..
Đối với học sinh ( đặc biệt đối với học sinh dân tộc): Việc khen, chê kịp thời có ảnh hưởng lớn đến việc tạo ra hứng thú học tập tích cực ngay từ mỗi giờ học, môn học. Hàng tuần, hàng tháng hoặc mỗi đợt thi đua, nhà trường luôn biểu dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích cao trong học tập, tu dưỡng đạo đức và các hoạt động giáo dục khác.
Ngoài ra, nhà trường đã sử dụng biện pháp kinh tế tâm lý đổ tạo động lực giảng dạy và tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ giáo viên: đơn giản từ việc thanh toán tiền thừa giờ hàng tháng đến việc phân công dạy, tổ chức dạy phụ đạo cho các khối lớp và cho học sinh yếu nhằm
tăng thêm thu nhập chính đáng cho giáo viên sẽ có tác dụng tích cực về mặt tâm lý, tạo động lực và hiệu quả trong hoạt động giảng dạy.
Thi đua khen thưởng là phương tiện, tạo thêm động lực thúc đẩy phong trào, tu dưỡng, học tập, rèn luyện đạo đức, công tác tốt của thầy và trò. Song cần phải biểu dương đúng người, đúng việc (đúng thực chất) đồng thời chỉ ra mặt mạnh, mặt yếu của cá nhân và tập thể sau mỗi đợt thi đua là hết sức cần thiết cho các đợt thi đua sau.
KIỂM CHỨNG VỂ S ự CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỂ TÀI
Kết hợp với quá trình học tập , nghiên cứu cơ sở lý luận và trực tiếp làm công tác quản lý nhà trường nói chung và quản lý quá trình dạy học nói riêng ở trường PT DTNT tỉnh Bắc Giang, tôi đã hệ thống hoá và để xuất một số biện pháp quản lý cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy học:
3.1. Tăng cường công tác tổ chức và quản lý bộ máy nhà trường theo hướng lấy hiệu quả quản lý làm trọng tâm
3.2. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mới
3.3. Tổ chức và chỉ đạo tốt các hoạt động dạy học.
3.4. Coi trọng vai trò phối hợp quản lý của các đoàn thể Chính trị - Xã hội trong nhà trường, thực hiện tốt quy chế dân chủ.
3.5. Huy động cộng đồng tham gia vào các hoạt động trong nhà trường. 3.6. Một số biện pháp bổ trợ khác.
Với tư cách là tác giả của đề tài, sau khi đã hệ thống hoá và đề xuất các biện pháp quản lý trên ,tôi đã xin ý kiến của 12 nhà quản lý giáo dục, 18 tổ trưởng và 67 giáo viên ở 4 trường PT DTNT huyện, 8
chuyên viên Sở GD-ĐT có kinh nghiệm tâm huyết với giáo dục đã thu được kết quả như sau:
- Tổng số phiếu hỏi: 105 - Số phiếu trả lời: 105
Kết quả khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của đ ề tài
Các biện pháp Sự cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần Cần Không cần Có ít Không
3.1. Tăng cường công tác tổ chức và quản lý bộ máy nhà trường theo hướng lấy hiệu quả quản lý làm trọng tâm. 3.1.1 70,1 29,9 0 95,2 4,8 0 3.1.2 72,6 27,4 98 2 0 3.2. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mới.
3.2.1 68,3 31,7 92,8 7,2 0 3.2.2 73,7 26,3 97,6 2,4 0 3.2.3 72,3 27,7 93,9 6,1 0 3.3. TỔ chức và chỉ đạo tốt các hoạt động dạy học. 3.3.1 67,5 32,5 100 0 0 3.3.2 75,4 24,6 97,6 2,4 0 3.3.3 68,6 31,4 100 0 0 3.4. Coi trọng vai trò phối hợp quản lý của các đoàn thể chính, trị - xã hội trong nhà trường, thực hiện tốt quy chế dân chủ 3.4.1 60,7 39,3 100 0 0 3.4.2 40,4 59,6 95,1 4,9 0
Các hiện pháp Sự cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần Cần Không cần Có ít Không
3.5. Huy đông công đồng tham gia vào các hoat đông trong nhà trường 3.5.1 49,1 50,9 100 0 0 3.5.2 47,6 52,4 83,2 16, 8 0 3.5.3 52,3 47,7 92,6 7,4 0 3.6. Môt số biên pháp bổ trơ khác 3.6.1 43,8 56,2 94,8 5,2 0 3.6.2 48,4 51,6 92,2 7,8 0 3.6.3 50,2 49,8 98,3 1,7 0
Qua khảo sát thực tế với các đối tượng trên , trong các biện pháp đề xuất thì các biện pháp:
3.1.1. TỔ chức bộ máy quản lý gắn với đặt thù quản lý học sinh dân tộc nội trú.
3.1.2. Công tác quản lý ở nhà trường được chỉ đạo theo kế hoạch và bằng kế hoạch.
3.2.2. Chuẩn hoá đội ngũ giáo viên.
3.2.3. Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên.
3.3.2. TỔ chức chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học.
Các biện pháp nêu trên được khá đông cán bộ giáo viên đồng ý tán thành, chứng tỏ các biện pháp nêu trên là những biện pháp quan trọng có tính quyết định tới chất lượng dạy học được đánh giá cao, tuy nhiên khi triển khai cần phải thực hiện đồng bộ tất cả các biện pháp , không được coi nhẹ các biện pháp nào.
Xét vé mặt tổng thể các biện pháp quản lý và các biện pháp quản lý cụ thể được hệ thống hoá và đề xuất trong đề tài là cần thiết, phù hợp và có tính khả thi trong việc quản lý dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường PT DTNT tỉnh Bắc Giang và các trường PT DTNT có hoàn cảnh tương tự.