Học sinh và tình hình học tập

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh bắc giang (Trang 39 - 45)

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bắc Giang hàng năm có từ 320 đến

340 học sinh là con em của các dân tộc thiểu số ở 5 huyện miền núi của tỉnh, gồm 7 dân tộc:

- Bảng cơ cấu dân tộc của học sinh năm học 2005-2006

Dân tộc Kinh Tày Nùng Cao

lan Sán chí Sán dìu Phén Dao Số lượng 9 90 124 25 38 34 2 15

- Hảng kết quả xếp loại dạo đức và văn hoá của học sinh (5 năm) Chất lượng hạnh kiểm: Năm học Tổng Tốt Khá TBình Yếu so SL % SL % SL % SL % 2001-2002 334 217 65 113 33,8 4 1,2 2002-2003 340 228 67 110 32,8 2 0,6 2003-2004 328 230 70,1 98 29,9 0 2004-2005 327 236 72,2 91 27,8 2005-2006 337 252 74,8 85 25,2 0

Chất lượng văn hoá:

Năm học

Tổng số

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

SL % SL % SL % SL % SL % 2001- 2002 334 4 1,2 124 37,1 201 60,2 5 1,5 2002- 2003 340 5 1,5 133 39,1 190 57,6 6 1,8 2003- 2004 328 8 2,4 137 41,8 176 53,7 7 2,1 2004- 2005 327 9 2,8 160 48,9 155 47,4 3 0,9 2005- 2006 337 11 3,3 172 51,0 151 44,8 3 0,9

Qua số liệu thống kê có thể đánh giá sơ bộ thực trạng GD/DH của nhà trường như sau:

hoá) đảm bảo tính vững chắc.

+ Số lượng học sinh giỏi về văn hoá còn ít (thấp hơn so với yêu cầu trường chuẩn quốc gia là 3%)

- Thuận lợi trong việc giảng dạy học sinh dân tộc nội trú tỉnh

+Học sinh đang ở độ tuổi trưởng thành, ở giai đoạn trí tuệ phát triển cao, có ý thức phấn đấu tu dưỡng tốt.

+ Các em rất tích cực, tự giác, chăm chỉ tham gia lao động. Thích hoạt động văn nghệ, TDTT.

+ Đại bộ phận các em chăm ngoan, ý thức được nhiệm vụ học tập của mình nên đã xuất hiện nhiều gương chăm chỉ học tập. Hàng năm số học sinh xếp loại văn hoá giỏi tăng dần .

+ Quản lý nội trú 24/24 giờ nên học sinh có đầy đủ thời gian học tập, vui chơi theo thời gian biểu của nhà trường quy định, có điều kiện các bạn học khá giỏi, thầy cô bên cạnh kèm cặp giúp đỡ.

- Hạn chế:

+ Đầu vào chất lượng thấp, không đồng đều với độ tuổi cao hơn so với học sinh phổ thông.

+ Khả năng tư duy, lĩnh hội kiến thức, diễn đạt, nói và viết của học sinh còn nhiều hạn chế so với học sinh ở vùng thị xã, thành phố, vùng đồng bằng trung du.

+ Còn một số học sinh chưa xác định được mục đích động cơ học tập, còn lười học, phương pháp học tập bộ môn còn yếu nhất là ở lớp 10 đầu cấp, một sồ học sinh còn có những hành vi vô ý thức tổ chức kỷ luật.

2.3.3. Đ ội ngũ quản lý - Công tác quản lý - Vài nét về đội ngữ CBQL Năm học TS Nữ Dân tộc

Trình độ dào tạo Tuổi đời Đã

qua BDQL ĐH >ĐH <30 31- 40 41- 50 51- 60 2 0 0 1 - 2 0 0 2 2 Kinh 2 1 1 2 2 0 0 2 - 2003 2 Kinh 2 1 1 2 2003- 2004 2 Kinh 2 1 1 2 2004- 2005 3 1 Kinh 2 1 1 2 2 2005- 2006 3 1 Kinh 2 1 1 1 1 1

+ Ba đồng chí CBQL đều có tâm huyết, nhiệt tình với sự nghiệp giáo dục miền núi, có am hiểu khá tốt về tâm lý học sinh dân tộc, nắm chắc đối tượng quản lý, luôn gương mẫu trong mọi công việc, thường xuyên chăm lo tới đời sống cán bộ, giáo viên và HS.

+ Trong công tác quản lý GD/DH luôn đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Chính quyền quản lý, phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong trường (Công đoàn - Đoàn thanh niên) theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

Tuy nhiên các hoạt động chỉ đạo trong tập thể BGH nhiều khi chưa thực sự đều tay, còn thiếu kiến thức quản lý.

Từ nhiều năm qua, BGH đã vận dụng tốt các nghị quyết của Đảng, các chỉ thị, hướng dẫn nhiệm vụ năm học của ngành . Thực hiện khá tốt ba phương thức quản lý: Ọuản lý bàng kế hoạch, quản lý bằng pháp chế, quản lý bằng thi đua. Trong công tác quản lý luôn chú trọng tới công tác quản lý dạy học bởi lõ: Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm của nhà trường, quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Thực chất của QLDH là quản lý hoạt động dạy của thầy và quản lý quá trình học tập của học sinh.

Trong công tác quản lý, BGH đã tập trung

Quan tâm côniỉ tác giáo dục chính trị tư tưởng trong nhà trường, thực hiện dân chủ hoá và thực hiện tốt cuộc vận động: “Kỷ cương - Tinh thương - Trách nhiệm”.

Phát động phong trào ihi dua “Hai tốt”, quản lý chặt chẽ, có hiệu quả các giờ tự học của học sinh, thường xuyên bồi dưỡng cho học sinh phương pháp học tập bộ môn, phương pháp tự học, tự nghiên cứu.

Tích cực chỉ dạo giáo vicn đổi mới phương pháp dạy học, làm tốt công tác chủ nhiệm ở trường PTDTNT, thực hiện tốt học 2 buổi/ngày, thực hiện đúng, đủ các quy định về chuyên môn của trường THPT nói chung và trường PT DTNT nói riêng, tăng cưừng công tác kiểm tra nội hộ trường học.

Tuy nhiên trong công tác quản lý còn có những hạn chế về: Công tác bồi dưỡng đội ngũ kế cận ( vé quản lý và về chuyên môn), việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả chưa cao, sinh hoạt chuyên môn còn hình thức, sự phối hợp các bộ phận nhà trường đã có nhưng chưa tạo nên một xung lực đú mạnh để thúc đẩy chất lượng GD/DH của nhà trường phát triển bền vững.

Trong công tác quản lý, BCiH đã coi trọng các chức năng cơ bản của quản lý và làm lốt nhiệm vụ quản lý nhà trường trcn cư sở thực hiện tốt các chức năng quản lý cụ thổ là:

Công tác k ế hoạch htìú : Có kế hoạch dài hạn và ngắn hạn cho các hoạt động GD/DH trong nhà trường tới từng bộ phận, từng cá nhân: Công tác bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng đội ngũ kế cận, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ môn, tổ bộ môn đưa ra kế hoạch bồi dưỡng cụ thể cho từng cá nhân của từng năm: nội dung bồi dưỡng, cách thức thực hiện, tự đánh giá kết quả đạt được.

Lập kế hoạch chi tiết cho hoạt động dạy học cụ thể từng tuần, từng tháng, từng học kỳ, kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém...

Có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tổ, giáo viên chủ nhiệm về nhiệm vụ, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn ở vị trí được đảm nhiệm.

Tất cả các kế hoạch này đều được bàn bạc công khai dân chủ trong hội nghị cán bộ công chức đầu năm học và được triển khai cụ thể theo kế hoạch.

Công tác tổ chức: Việc phân công giáo viên giảng dạy ở các khối lớp phải khoa học, tỉ mỉ, sao cho đội ngũ giáo viên bổ sung những mặt mạnh cho nhau, tạo ra bộ dạy tương đối đồng đều ở các khối lớp.

Tổ chức họp tổ, họp nhóm chuycn môn theo định kỳ. Nội dung họp tập trung vào việc trao đổi kinh nghiệm nội dung từng bài giảng về đổi mới phương pháp dạy học các bộ môn, nội dung đó thường được thông báo từ buổi họp trước để các giáo viên chuẩn bị sẵn ý kiến thảo luận.

quản lý HS của tháng trước: các ưu điểm, nhược điểm, cách giải quyết, định hướng công tác quản lý học sinh trong thời gian tiếp theo. Đặc biệt chú trọng quản lý vé nền nếp sinh hoạt nội trú, trật tự nội vụ và học tập của học sinh.

Công tác chỉ dạo: Trên cơ sở kế hoạch đã đặt ra, cơ cấu tổ chức được sấp xếp, mỗi thành viên phải chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện nhiệm vụ theo chức trách của mình. Sự chỉ đạo phải khoa học, thống nhất, tránh chồng chéo.

Cônq tác kiểm tra, đánh íịiá: Đày là vấn đề quan trọng trong công tác quản lý. Không có kiểm tra thì không có quản lý vì vậy mọi kế hoạch đặt ra khi thực hiện phải được báo cáo và kiểm tra ở từng khâu, từng bước, trên cơ sở đó nếu có vấn đề nào sai sót, chưa chuẩn thì điều chỉnh, uốn nắn và rút kinh nghiệm kịp thời.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh bắc giang (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)