- Cách thức dạy để phát huy tính tích cực nhận thức của học
3.5.2 Phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức xã hộ
3.5 2 .1 . C ăn cứ
Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội.
Phối hợp nhà trường với các tổ chức xã hội trong việc giáo dục học sinh là m ột biện pháp không thể thiếu được trong quản lý nhà trường. Thực tiễn khẳng định việc phối hợp này đã giúp nhà trường có đủ các điều kiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ năm học đề ra.
3.5.2.2. N ộ i dung
Nhà trường thường xuyên có sự phối hợp tốt với các tổ chức xã hội trên địa bàn như:
- Tổ trưởng, bí thư chi bộ cụm 5 - phường Ngô Quyền - TP Bắc Giang.
- Đảng uỷ, UBND phường Ngô Quyền - TP Bắc Giang. - Thành uỷ, UBND và các cơ quan, đoàn thể TP Bắc Giang.
- Phòng giáo dục, các trường, các trung tâm giáo dục, trường nghề... TP Bắc Giang.
- Công an phường, thành đội - TP Bắc Giang .
- Hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội khuyến học, hội học sinh sinh viên...
- Bệnh viện, trung tâm y tế thành phố, y tế tỉnh, bảo việt Bấc Giang Sự phối hợp, hỗ trợ của các tổ chức, các cơ quan đoàn thể nói trên không chỉ là sự hồ trợ về nguồn lực tài chính. Với các hoạt động chức năng và vai trò cố vấn giáo dục, các cơ quan tổ chức này đã giúp trường thực hiện các nội dung giáo dục như:
- Giáo dục pháp luật: Luật giao thông, luật hình sự, luật ma tuý... - Giáo dục quốc phòng.
- Giáo dục sức khoẻ, giáo dục giới tính phòng chống các tệ nạn xã hội.
- Giáo dục dân số, kế hoạch hoá gia đình.
- Giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn", tình cảm quê hương ngàn năm văn hiến, truyền thống thôn bản, xã...
3.5.2.3. Ý nghĩa
Phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức xã hội là một biện pháp quan trọng không thể thiếu để mỗi nhà trường hoàn thành nhiệm vụ.
Đa dạng hoá các loại hình, hình thức giáo dục.
Cộng đồng hoá trách nhiệm giáo dục của các tổ chức xã hội.