Xây dựng nền nếp, kỷ cương trong quá trình dạy học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh bắc giang (Trang 66 - 70)

3.3.1.1. Căn cứ

Pháp luật là công cụ để quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.Kỷ luật trong nhà trường chưa phải là luật pháp nhưng chấp hành kỷ cương trong nhà trường cần được xem xét như biểu hiện về một mức độ ý thức về nghĩa vụ với sự nghiệp GD&ĐT, với cộng đồng, xã hội, với nhà trường. Vì vậy, xây dựng kỷ cương, nền nếp trong các hoạt động giáo dục của nhà trường nói chung và hoạt động dạy học nói riêng là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong quản lý nhà trường.

Giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó giáo dục ý thức trách nhiệm và ý thức pháp luật là một trong những phương diện của quá trình hoàn thiện nhân cách con người.

3.3.1.2. N ội dung

Giáo dục ý thức thi hành luật pháp và xây dựng hành lang pháp lý trong quản lý nhà trường nói chung, QL QTDH nói riêng.

Nhà trường cần xây dựng hành lang pháp lý trong công tác quản lý. Cơ sở là các văn bản pháp quy như: Luật giáo dục, luật lao động, pháp lệnh công chức, luật hình sự, các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, môn học, kiểm tra đánh giá, thi đua, khen thưởng, kỷ luật... Ban giám hiệu cân cứ vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nhà trường, cụ thể hoá các chế định về GD&ĐT của nhà nước thành các quy định, tiêu chuẩn, quy ước thành chương trình hoạt động, hành động của nhà trường. Các văn bản chính thức của nhà trường tập trung vào các mặt quản lý như: Lao động sư phạm, thư viện, thiết bị dạy học, tài chính kế toán, chế độ chính sách...

Thông tin hai chiéu giữa Ban giám hiệu và các bộ phận quản lý trong trường như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, ban giáo dục đạo đức học sinh, tổ chuyên môn, khối chủ nhiệm, ban thanh tra nhân dân... phải được duy trì thường xuyên. Nhờ đó, ban giám hiệu ra những quyết định, có phương thức điểu chỉnh kịp thời để đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý nhà trường.

Thực hiện kỷ cương, tình thương, trách nhiệm trong công tác dạy học

Kỷ cương trong dạy học là yêu cầu đối với tất cả cán bộ ,giáo viên và HS. Trách nhiệm CBQL nhà trường là phải xây dựng và cụ thể hoá các quy định, nội quy, quy ước hoạt động và triển khai để mọi lực lượng trong nhà trường đều được quán triệt trước khi bước vào nãm học mới. Những văn bản này có tác dụng hướng dẫn, điều chỉnh, chuẩn mực hoá những ứng xử, những hành vi của cán bộ, giáo viên và HS trong quá trình GD/DH. Cán bộ giáo viên và HS trong toàn trường phải cùng trao đổi, tham gia ý kiến xây dựng quy chế, nắm vững và tích cực thực hiện, để dần biến nó trở thành nhu cầu của bản thân mỗi cán bộ , giáo viên và HS nhà trường.

Với học sinh, nếu chỉ giáo dục một chiều đòi hỏi sự chấp hành tổ chức kỷ luật, thực hiện nhiệm vụ của người học sinh thì không đủ mà thầy cô giáo phải bằng tình thương yêu chân thành, sự mẫu mực, công bằng và trách nhiệm cao đẹp của nhà giáo trong GD/DH, gần gũi, quan tâm, thông cảm, tin tưởng ở các em ắt sẽ mang lại hiệu quả cao.

Cũng từ đó, thầy cô giáo mới uốn nắn các sai sót của các em một cách hợp lý, xác đáng, không áp đặt cảm tính mà giúp các em nhận thức đúng, tự vượt qua hoàn cảnh, vượt lên chính mình để hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện, tu dưỡng và học tập.

Xây dựng và thực hiện nề nềp ,kỷ cương trong hoạt động dạy học ở trường THPT nói chung và đặc biệt trong các trường PT DTNT nói riêng là việc làm quan trọng, cần thiết của mọi bộ phận, mọi thành viên trong nhà trường. Từ các thầy cô giáo, các em học sinh, các tổ chức đoàn thể đến các nhân viên hành chính, phục vụ... đều phải thực hiện tốt nội quy của nhà trường, kể cả quy trình về giờ giấc làm việc... lịch công tác cho từng bộ phận, từng cá nhân. Các hướng dẫn về nội quy và những quy định của nhà trường được niêm yết ở cổng trường, hành lang lớp học, phòng học , nơi công cộng có tác dụng chỉ dẫn, kịp thời điều chỉnh hành vi, giữ gìn cảnh quan sư phạm, trật tự giờ học, vệ sinh môi trường, các nề nếp ăn ở, sinh hoạt nội trú, bảo vệ của công...

Nội quy học sinh, nội quy hoạt động của các tổ, nhóm, phòng chức năng (nghe nhìn, thư viện, vi tính, thí nghiệm...), nội quy phòng cháy chữa cháy... Ngay từ đầu các năm học cần được soạn thảo rõ ràng và được phổ biến tới mọi cán bộ giáo viên và học sinh. CBQL cần phát huy sức mạnh của các lực lượng, các tổ chức đoàn thể trong việc xây dựng và thực hiện tốt nền nếp kỷ cương.

Nhà trường cần tham mưu tốt với chi bộ Đảng, quán triệt sự lãnh đạo của Đảng trong nhà trường để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.

Thực tế cho thấy: Tổ chức Đoàn và hoạt động của tổ chức Đoàn là môi trường, là điều kiện tốt nhất để đoàn viên thanh niên học sinh phát triển và hoàn thiện nhân cách. Đoàn thanh niên là lực lượng xung kích trong phong trào thi đua “hai tốt”, học tập tốt và tu dưỡng đạo đức tốt, xây dựng các nền nếp sinh hoạt nội trú, trật tự nội vụ, giữ gìn vệ sinh, xây dựng nền nếp giờ học: không bỏ giờ, không nghỉ học tự do, giữ trật tự giờ học, xây dựng các nền nếp tự học, các sinh hoạt tập thể ngoài giờ lên lớp, bảo vệ csvc... rèn luyện tư thế tác phong của người đoàn viên

thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” . Trung thực trong học tập, trong các giờ kiểm tra và trong thi cử. Xây dựng phương pháp học tập bộ môn tốt.

Công đoàn nhà trường thường xuyên phát động và đẩy mạnh phong trào thi đua và thực hiện tốt nền nếp chuyên môn: Ra vào lớp đúng giờ, soạn bài, báo giảng chu đáo, chấm trả bài, vào điểm đúng quy định, có kế hoạch giảng dạy và bồi dưỡng học sinh;

CBQL nhà trường đứng đầu là hiệu trưởng cần chú trọng chỉ đạo thực hiện nền nếp, kỷ cương một cách thiết thực nâng cao chất lượng dạy học bằng một số biện pháp cụ thể như sau:

- Chỉ đạo thực hiện chương trình mà Bộ GD&ĐT đã quy định (nội dung chương trình, phương pháp tiến hành, tiến độ thực hiện...) thực hiện nhiệm vụ năm học mà Sở GD-ĐT quy định.

- Chỉ đạo lập hồ sơ, sổ sách chuyên môn.

- Chỉ đạo sinh hoạt tổ, nhóm và thực hiên quy chế chuyên môn. - Chỉ đạo cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập.

- Chỉ đạo việc xây dựng các nền nếp sinh hoạt nội trú.

- Chỉ đạo việc xây dựng nền nếp chuyên cần, tự học trong học sinh trong điều kiện học sinh nội trú .

- Chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động và kết quả của dạy học.

Tính tổ chức khoa học trong công tác quản lý của hiệu trưởng, đội ngũ CBQL, duy trì kỷ luật nghiêm minh trong nhà trường sẽ có tác dụng thúc đẩy và tạo nên hiệu quả của hoạt động GD/DH.

Việc xây dựng kỷ cương, nển nếp trong các nhà trường nói chung và trong trường PT DTNT nói riêng là một yếu tố quan trọng, cần thiết, không thể thiếu được trong công tác quản lý nhà trường. Giữ vững kỷ cương, nền nếp trong các hoạt động GD/DH là tiền đề để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học nói riêng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh bắc giang (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)