- Cách thức dạy để phát huy tính tích cực nhận thức của học
3.5.1. Phôi hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường
3.5.ỉ .1. Căn cứ
“Giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình, xã hội” - Luật GD - NXB Chính trị QG - Hà nội, 2001.
Giáo dục mang tính xã hôi hoá rất cao vì vậy việc phối hợp chặt chẽ giữa gia đinh với nhà trường trong việc giáo dục học sinh là một điều kiện quan trọng trong việc thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục.
3.5.1.2. N ội dung
Nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền để các bậc phụ huynh nhận thức rõ trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ mà họ phải chia xẻ, gánh vác cùng với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh.
Xây dựng kế hoạch phối hợp, thực hiện cam kết giữa nhà trường với gia đình trong việc giáo dục học sinh ngay từ đầu các năm học.
Tổ chức họp phụ huynh học sinh thường kỳ (1 năm 2 lần) nhằm thống nhất mục đích, mục tiêu giáo dục, thành lập hội cha mẹ học sinh theo đơn vị lớp, khối, đến toàn trường.
Phối kết hợp thường xuyên giữa GVCN lớp với gia đình qua các kỳ họp, qua sổ liên lạc... để có biện pháp giáo dục, đặc biệt là những học sinh vi phạm nội quy nhà trường, khắc phục tình trạng phụ huynh học sinh phó thác hoàn toàn con em mình cho nhà trường dạy dỗ, giáo dục.
thống của các dân tộc, văn hoá làng xã, thôn bản, đặc biệt là sự mẫu mực dạy bảo, truyền cảm từ ông, bà, cha, mẹ là những bài học giáo dục sâu đậm giúp các em hình thành và phát triển bền vững nhân cách, hấp thụ những nét thuần phong mỹ tục của gia đình, bản sắc văn hoá của dân tộc mình .
3.5.1.3. Ý nghĩa
Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp quan trọng để tạo ra một môi trường giáo dục thống nhất, lành mạnh góp phần nâng cao hiệu quả GD/DH trong mỗi nhà trường.