1.2.6.1. Khái niệm nợ xấu
Ở Việt Nam, theo điều 10, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro để để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm thay thế Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và các quy định khác về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng thì nợ của các ngân hàng thương mại Việt Nam được phân loại thành 5 nhóm như sau:
- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn - Nhóm 2: Nợ cần chú ý - Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn - Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Trong đó: Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quán hạn; Nợ xấu: là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5. Theo các nhóm trên thì tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định là: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%. Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.
Như vậy thì khái niệm về nợ xấu của Việt Nam đã gần sát với chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên vẫn còn có sự khác biệt là các ngân hàng lớn trên thế giới phân loại nợ xấu gắn liền với nguyên nhân xảy ra để xác định mức độ rủi ro, trong khi các ngân hàng thương mại Việt Nam phân loại nợ xấu căn cứ vào thời hạn mà bỏ qua việc đánh giá lại tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn.
1.2.6.2. Các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng
Hoạt động tín dụng đem về lợi nhuận lớn cho ngân hàng nhưng cũng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt, đối với các nước phát triển trong giai đoạn đầu hội nhập kinh tế thế giới thì mức độ rủi ro tín dụng lại càng cao hơn. Vì thế, các ngân hàng luôn luôn kiểm tra hoạt động tín dụng của mình để chủ động phòng ngừa rủi ro. Ngân hàng thường sử dụng các tiêu chí sau để phản ánh rủi ro tín dụng:
- Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng:
+ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ: Hệ số này cho biết tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ, tỷ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng càng thấp.
+ Nợ xấu/Tổng dư nợ: Hệ số này cho biết tỷ trọng nợ xấu (nợ nhóm 3 – 5) trong tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là chỉ số cơ bản để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.
+ Nợ không có tài sản đảm bảo + Tỷ lệ nợ xấu/quỹ dự phòng tổn thất
+ Dư nợ/Tổng tài sản: cho biết tỷ trọng của hoạt động tín dụng trong tổng tài sản có, khoản mục này càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng sẽ rất cao.
+ Hệ số rủi ro tín dụng (Nợ quá hạn/Tổng tài sản có): cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn chiếm trong một đơn vị tài sản có.