Biểu hiện của rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh nghệ a (Trang 27 - 28)

- Khách hàng có khả năng vỡ nợ, phá sản, lừa đảo, chây ỳ trong việc trả nợ là biểu hiện rõ nhất.

- Các khoản nợ trả chậm hoặc không trả được khi đến hạn cũng thể hiện các khả năng vỡ nợ khác nhau. Nếu một khoản nợ đến hạn không trả được thì các khoản nợ khác chưa đến hạn cũng được coi là có rủi ro. Dù nợ chưa đến hạn, hoặc đến hạn vẫn trả được nhưng tình hình tài chính yếu kém thì khoản nợ đó cũng được coi là có rủi ro.

- Khách hàng có dấu hiện chậm trễ trong việc chứng minh khả năng hoạt động của mình như không thể cung cấp được chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn, hay khách hàng cung cấp báo cáo tài chính không trung thực, số liệu không được chính xác. Có thể nói là báo cáo tài chính là nơi phản ánh sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp. Sai lệch thông tin trên báo cáo tài chính thường là do sự gian lận báo cáo tài chính hoặc do lỗi kế toán. Số lượng công ty có báo cáo tài chính gian lận có xu hướng ngày càng tăng. Những khoản mục của báo cáo tài chính thường bị sai lệch như: doanh thu, lợi nhuận, tài sản, nợ phải trả, chi phí, lãi lỗ và công bố thiếu thông tin, trong đó ghi nhận doanh thu không hợp lý chiếm tỷ lệ cao, sau đó đến việc khai khống tài sản, che giấu nợ phải trả và chi phí.

- Số nợ xấu chiếm bao nhiêu % tổng dư nợ và con số nợ xấu được xác định lớn hay nhỏ. Việc cán bộ tín dụng và các cấp quản lý có thực sự trung thực trong việc nhìn nhận rủi ro tín dụng và có chính sách quản lý rủi ro nhằm xác định, hạn chế rủi ro hay không. Đa số nợ xấu xuất phát từ việc cán bộ che giấu tình trạng khó khăn của khách hàng. Mặc dù các ngân hàng đã phải trích lập dự phòng rủi ro cho một khoản làm hao hụt tổng tài sản và vốn tự có. Việc hao hụt này khiến các ngân hàng gặp khó về thanh khoản trong dài hạn hay sự dồi dào thanh khoản lúc này chỉ là trên bề mặt ngắn hạn.

- Có nhiều tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại như: + Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

+ Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu

+ Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng tổn thất

+ Nợ đáng nghi ngờ (nợ có vấn đề) – có khả năng chuyển thành nợ xấu cao. + Nợ không có tài sản đảm bảo

Do phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro xử lý nợ xấu chưa nhất quán với thông lệ quốc tế nên hiện nay, việc đánh giá chất lượng tín dụng thực chất như thế nào là hết sức khó khăn, thậm chí không thể làm được.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh nghệ a (Trang 27 - 28)