Nguyên nhân rủi ro tín dụng KHCN ở chi nhánh

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh nghệ a (Trang 67)

2.4.1. Phương pháp

Để tìm hiểu nguyên nhân rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của SHB chi nhánh Nghệ An, tác giả đã tiến hành chọn mẫu điều tra đối với các hồ sơ nợ quá hạn, nợ xấu của khách hàng cá nhân hiện có (đến ngày 31/12/2015) tại SHB chi nhánh Nghệ An.

Mẫu điều tra, khảo sát khách hàng cá nhân, tác giả chọn ra 100 hồ sơ khách hàng cá nhân ngẫu nhiên trong tổng số 147 hồ sơ khách hàng cá nhân có nợ quá hạn, nợ xấu đến ngày 31/12/2015 của chi nhánh.

Cách thức tiến hành là trao đổi và tham khảo ý kiến của các cán bộ liên quan đến mỗi hồ sơ và xem xét thực tế hồ sơ. Với mỗi hồ sơ tác giả liệt kê ra các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Tùy từng hồ sơ mà nguyên nhân và số lượng các nguyên nhân dẫn đến RRTD sẽ có sự khác nhau.

Sau đó tác giả tổng hợp theo bảng sau:

2.4.2. Kết quả

Bảng 2.14: Nguyên nhân rủi ro tín dụng KHCN

Nguyên nhân

Tổng số hồ sơ nợ quá hạn/nợ xấu có

nguyên nhân

Tỷ lệ Nguyên nhân từ phía ngân hàng

1. Hệ thống hỗ trợ, cảnh bảo rủi ro tín dụng chưa tốt 30 30%

2. Thiếu thông tin hỗ trợ tín dụng 22 22%

3. Thiếu sự giám sát, quản lý sau cho vay 54 54%

4. Tài sản đảm bảo có vấn đề hoặc không đầy đủ tính

5. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức của

chuyên viên QHKH còn hạn chế. 35 35%

Nguyên nhân từ phía khách hàng

6. Tình hình tài chính, kinh doanh yếu kém 18 18%

7. Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích 63 63%

8. Năng lực quản lý của khách hàng yếu kém 26 26%

Nguyên nhân khách quan

9. Sự thay đổi của môi trường tự nhiên 3 3%

10. Môi trường kinh tế không ổn định 13 13%

11. Cơ chế, chính sách hiện hành của nhà nước 5 5% Qua nghiên cứu các hồ sơ nợ quá hạn, nợ xấu KHCN tại SHB chi nhánh Nghệ An cho thấy nguyên nhân rủi ro tín dụng KHCN khá đa đạng, có thể là: thiếu thông tin hỗ trợ tín dụng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của chuyên viên QHKH, khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích,.... Tác giả đã thống kê, tổng hợp các nguyên nhân rủi ro tín dụng KHCN (theo bảng 2.14) và chia thành 3 nhóm nguyên nhân chính: nguyên nhân từ phía ngân hàng, nguyên nhân từ phía khách hàng và nguyên nhân khách quan.

Trong các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thì các nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao đó là: khách hàng sử dụng vốn sai mục đích (63%); thiếu sự giám sát, quản lý sau cho vay (54%); trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức của Chuyên viên QHKH còn hạn chế (35%); Hệ thống hỗ trợ, cảnh bảo rủi ro tín dụng chưa tốt (30%).

Bên cạnh đó, những nguyên nhân gây ra RRTD khác cũng cần lưu ý và phải được xem xét đưa ra các biện pháp, đề xuất để hạn chế và cải thiện ngay như: có tới 26% là do năng lực quản lý của khách hàng yếu kém, 22% là do thiếu thông tin hỗ trợ tín dụng, 18% là do tình hình tài chính, kinh doanh của khách hàng yếu kém, 13% là do môi trường kinh tế không ổn định,...

Những nguyên nhân trên SHB chi nhánh Nghệ An cần phải phải xem xét rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời nếu như nằm trong khả năng của chi nhánh, hoặc kiến nghị đề xuất với Hội sở SHB nếu như các vấn đề đó thuộc về quy trình hay nằm ngoài khả năng của chi nhánh.

2.5. Khảo sát ý kiến chuyên gia về quản trị rủi ro tín dụng tại SHB chi nhánh Nghệ An Nghệ An

Để có cái nhìn tổng thể, khách quan hơn về quản trị rủi ro tín dụng tại SHB chi nhánh Nghệ An, tác giả đã tiến hành gửi khảo sát lấy ý kiến của các chuyên gia về tín dụng về quản trị rủi ro tín dụng tại SHB chi nhánh Nghệ An thông qua hệ thống email nội bộ.

Phạm vi lấy ý kiến: Ban Giám đốc chi nhánh (Giám đốc và Phó Giám đốc), lãnh

đạo 08 Phòng giao dịch, Phó trưởng phòng phụ trách các phòng KHCN, phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng Thẩm định, phòng Xử lý nợ và phòng Hỗ trợ tín dụng.

Nội dung lấy ý kiến: “Đánh giá về quản trị RRTD tại SHB nói chung, SHB chi

nhánh Nghệ An nói riêng

Sau khi thực hiện lấy ý kiến với phạm vi nêu trên (gồm 15 chuyên gia) về lĩnh vực tín dụng tại SHB chi nhánh Nghệ An. Tác giả đã tổng hợp các ý kiến, cụ thể như sau:

Bảng 2.15: Đánh giá về công tác quản tri RRTD tại SHB chi nhánh Nghệ An

Điểm mạnh Điểm yếu

+ Quy trình quản trị rủi ro tín dụng đã được thiết lập rõ ràng, đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của từng phòng/ban và từng cán bộ nhân viên. + Thực hiện phân quyền phán quyết cấp tín dụng từ Tổng giám đốc đến từng chức danh lãnh đạo tại Chi nhánh/Phòng giao dịch dựa trên quy mô tín dụng và tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu. Vì vậy, đã góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng và nâng cao trách nhiệm của từng lãnh đạo Chi nhánh/Phòng giao dịch.

+ Thiết lập mô hình quản trị rủi ro tín dụng thống nhất và kiểm soát chất lượng tín dụng trên toàn hệ thống SHB.

+ Các tiêu chí, quy đinh chưa thực sự bám sát thực tế tại địa bàn còn mang tính chủ quan của người soạn thảo, thiết lập các văn bản quy định.

+ Chất lượng và số lượng cán bộ nhân viên chưa thực sự đảm bảo để vận hành đúng và tuân thủ quy trình đã được ban hành.

+ Công tác nhận diện RRTD tại SHB chi nhánh Nghệ An nói riêng và SHB nói chung còn yếu và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

+ Chất lượng thẩm định các khoản vay chưa cao. + Công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay chưa thực sự thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, mang tính hình thức trên giấy tờ mà không đi thực tế và thậm chí là không thực hiện giám sát sau cho vay.

+ Công tác xử lý nợ quá hạn, nợ xấu chưa thực sự hiệu quả

2.6. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Nghệ An Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Nghệ An

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị RRTD. SHB chi nhánh Nghệ An đã nghiêm túc thực hiện các quy định, quy trình của ngành: Quy chế cho vay, quy trình tín dụng, quy định phân cấp ủy quyền phán quyết, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách phân loại nợ, chính sách khách hàng, quy định về tài sản đảm bảo tiền vay,… đây chính là những công cụ hữu hiệu nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của SHB chi nhánh Nghệ An.

2.6.1. Những kết quả đạt được

Trong việc thiết lập và vận hành các công cụ quản lý RRTD, nhận thấy rằng qua thời gian, SHB chi nhánh Nghệ An đã có những thành tựu nhất định trong công tác quản trị RRTD tại đơn vị mình.

- Công tác nhận diện rủi ro tín dụng mang đến hiệu quả tích cực

Thống kê tốt, chi tiết các loại RRTD tạo điều kiện cho Ban điều hành hạn chế các rủi ro tương tự, thường xuyên phát sinh trong hệ thống.

- Vận hành tốt hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Hầu hết các khách hàng vay vốn tại SHB chi nhánh Nghệ An đều được xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống này là công cụ để SHB chi nhánh Nghệ An thực hiện phân loại nợ theo thông lệ quốc tế, hơn nữa giúp cho việc đánh giá khách hàng một cách toàn diện về năng lực tài chính, xu hướng phát triển của khách hàng, khả năng trả nợ, những tác động từ môi trường kinh tế vĩ mô có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp,… là căn cứ đưa ra quyết định tín dụng và giúp cho quá trình kiểm soát và đo lường mức độ rủi ro của danh mục tín dụng.

- Thực hiện tốt công tác kiểm soát rủi ro tín dụng:

+ Chính sách khách hàng góp phần xác định được các khách hàng tốt, từ đó có chính sách ưu tiên phát triển tín dụng hợp lý loại trừ phần nào RRTD phát sinh.

+ Chính sách đảm bảo tiền vay đối với từng khách hàng, nâng cao chất lượng tài sản đảm bảo như: hoàn thiện về mặt pháp lý những tài sản chưa đủ điều kiện để nhận thế chấp, định giá tài sản theo đúng quy định, từng bước nâng cao tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo góp phần giảm tổn thất cho ngân hàng khi có rủi ro xảy ra.

+ Công tác kiểm soát giám sát được thực hiện ngày càng chuyên nghiệp. Việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đã kịp thời phát hiện sai sót về việc thực hiện quy trình cho vay, tài sản đảm bảo. Từ đó đưa ra kiến nghị cảnh báo hoặc đề nghị chỉnh sửa kịp thời, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.

2.6.2. Những hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục trong hoạt động tín dụng KHCN. Cụ thể đó là:

- Công tác nhận diện rủi ro tín dụng

+ Xét trên góc độ chi nhánh, khi phát sinh nhiều lỗi rủi ro có thể bị xếp loại rủi ro cao, ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của chi nhánh, do vậy Ban Giám đốc chi nhánh cũng sẽ cân nhắc đối với các kết quả báo cáo lên hội sở chính.

+ Nhóm dấu hiệu rủi ro được thống kê chỉ tập trung nhận biết các lỗi tác nghiệp từ nội bộ là chính, chưa chú trọng nhận dạng đối tượng chính gây ra rủi ro là khách hàng. Các dấu hiệu rủi ro từ khách hàng không được đề cập đến chỉ được phản ánh thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của SHB.

- Về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

+ Về nguồn nhập liệu: các số liệu báo cáo tài chính của khách hàng được sử dụng để chấm điểm chỉ tiêu tài chính có độ tin cậy thấp, tính minh bạch chưa cao, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa có quy định buộc phải qua kiểm toán. Ngoài ra, các chỉ tiêu phi tài chính còn phụ thuộc đánh giá chủ quan của cán bộ QHKH.

+ Về yếu tố tài sản đảm bảo: các thông tin chấm điểm đối với tài sảm đảm bảo cho khoản vay còn đơn giản, chưa có bộ tiêu chuẩn chung cho các đánh giá về tài sản đảm bảo, các chỉ tiêu đưa ra gần như phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của cán bộ quan hệ khách hàng.

- Về công tác kiểm soát rủi ro

+ Việc chấp hành về phân quyền phán quyết tín dụng: Trong công tác phân quyền phán quyết tín dụng, Tổng Giám đốc SHB đã ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh SHB chi nhánh Nghệ An và các Giám đốc/Phó Giám đốc các phòng giao dịch trực thuộc được phê duyệt các hồ sơ tín dụng với mức cho vay cụ thể từng thời kỳ. Thẩm quyền phê duyệt của Giám đốc/Phó Giám đốc các phòng giao dịch vì thế mà tiềm ẩn

nhiều RRTD khi mà các hồ sơ tín dụng đó trực tiếp được phê duyệt cho vay và giải ngân ngay tại đơn vị mà không cần thông qua bộ phận Thẩm định và các bộ phận khác của Chi nhánh. Trên thực tế, Giám đốc SHB chi nhánh Nghệ An mặc dù đã có lựa chọn kỹ càng song RRTD vẫn nhiều lần phát sinh đối với các hồ sơ quá sơ sài, hồ sơ tín dụng thiếu chứng từ, dẫn tới RRTD cao, trong khi đó cơ sở xử lý trên cơ sở giấy tờ đã ký kết giữa hai bên tồn tại nhiều khiếm khuyết bất lợi cho ngân hàng.

+ Về chất lượng thẩm định khoản vay: Chất lượng thẩm định các khoản vay tại SHB chi nhánh Nghệ An nhìn chung là chưa cao, một phần mang tính chất hình thức, chủ yếu dựa trên các tài liệu do khách hàng cung cấp, không thẩm định kỹ càng và độc lập. Khi nhận các báo cáo tài chính và sổ sách đi kèm của khách hàng, ít cán bộ QHKH thực hiện phương pháp thẩm định chọn mẫu đối với các chứng từ gốc là cơ sở hạch toán, qua đó không kiểm soát được tính chính xác của số liệu phân tích.

+ Về công tác kiểm tra, giám sát sau vay: Việc quản lý khách hàng, quản lý khoản vay còn lỏng lẻo, không thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát sau giải ngân, hoặc nếu kiểm tra thì còn mang nặng tính hình thức nên không phát hiện ra các vi phạm của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay. Các trường hợp vay hộ, vay ké, sử dụng vốn sai mục đích,… dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn kém, rủi ro tín dụng chỉ được phát hiện khi khách hàng có nợ quá hạn, nợ xấu dẫn tới khả năng thu hồi nợ là thấp. Trong công tác kiểm tra sau vay, định kỳ hoặc đột xuất, cán bộ QHKH đôi khi không chấp hành đầy đủ, chỉ sử dụng phương pháp gọi điện thoại và hoàn thiện văn bản kiểm tra mà không xuống tận nơi,… dẫn tới không chủ động nắm bắt tình hình khách hàng và phán đoán rủi ro.

- Về công tác xử lý nợ có vấn đề

Việc xử lý nợ có vấn đề tại SHB chi nhánh Nghệ An đã được ban lãnh đạo định hướng cụ thể; tuy nhiên, phòng xử lý nợ có vấn đề mới được thành lập tại chi nhánh nên hoạt động chưa thực sự hiệu quả.

Tóm lại, trong các giai đoạn vừa qua, với việc hoàn thiện quy trình cho vay, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng và cán bộ thẩm định, công tác tín dụng tại SHB chi nhánh Nghệ An rất được chú trọng. Ngân hàng có những cố gắng nhất định trong quản trị rủi ro, nhất là rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn luôn chứa nhiều rủi ro cần được nhận diện và có biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa.

- Về công tác nhân sự của bộ phận quan hệ khách hàng

Chất lượng chuyên viên QHKH được nâng lên nhiều, hầu hết đã tốt nghiệp đại học, tuy nhiên chưa đồng đều. Số ít chuyên viên có tuổi nghề từ 5 năm trở lên, đa số là chuyên viên có tuổi nghề dưới 4 năm, chưa có nhiều kinh nghiệm. Chính điều đó làm cho nhận thức của bộ phận quan hệ khách hàng còn hạn chế như:

+ Chưa nắm bắt định hướng, chỉ đạo nghiệp vụ, các thông tin cảnh báo khách hàng, ngành nghề của cấp trên, chưa có đủ kinh nghiệm cũng như biện pháp ứng xử phù hợp đối với các khách hàng yếu kém.

+ Thiếu hiểu biết về ngành, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, chưa sâu sát để nắm bắt thực chất hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng mà chủ yếu là dựa vào nguồn thông tin do chính các khách hàng cung cấp, không kiểm soát được luồng tiền của khách hàng để thu hồi nợ.

+ Do trẻ tuổi nên thiếu kinh nghiệm ứng xử trong giao tiếp và chăm sóc khách hàng; thiếu năng lực phân tích và xử lý thông tin tín dụng, thiếu sự am hiểu về pháp luật, do chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, chức năng tham mưu cho lãnh đạo còn hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Kết luận chương 2

Tín dụng khách hàng cá nhân chiếm tỷ lệ cao trong hoạt động tín dụng của chi nhánh Nghệ An, vì vậy rủi ro từ tín dụng khách hàng cá nhân ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng của chi nhánh. Rủi ro tín dụng là loại hình rủi ro thường xảy ra tại các Ngân hàng thương mại cổ phần, nếu không được xử lý, hạn chế, sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, làm tổn thương lòng tin, đánh mất vị thế của ngân hàng giữa các tổ chức tín dụng, gây sự hoài nghi với khách hàng. Nếu rủi ro ở mức cao có thể làm các ngân hàng mất tiền lực tài chính, dẫn đến nguy cơ đổ vỡ, phá sản, phương hại đến

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh nghệ a (Trang 67)