Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội, chi nhánh Nghệ An

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh nghệ a (Trang 45 - 48)

Tính đến ngày 31/12/2015, số lượng cán bộ nhân viên toàn Chi nhánh là 118 người, trong đó chủ yếu là các cán bộ có trình độ đại học và trên đại học (104 người, chiếm 89,83% tổng số nhân viên). Bộ máy nhân sự tại chi nhánh Nghệ An và các PGD trực thuộc được duy trì khá ổn định và hiếm phát sinh trường hợp nghỉ việc tại chi nhánh. Điều này cho thấy chính sách nhân sự của SHB nói chung và SHB chi nhánh Nghệ An nói riêng đã được thực thi có hiệu quả và chất lượng góp phần vào những thành công trong thời gian vừa qua tại chi nhánh.

Về mạng lưới hoạt động, SHB chi nhánh Nghệ An gồm văn phòng chi nhánh và 8 PGD trực thuộc. Trong đó, 3 PGD hoạt động trên địa bàn thành phố Vinh và 5 PGD có trụ sở tại các huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Đô Lương và thị xã Thái Hòa. Với mạng lưới phủ khắp trên địa bàn tỉnh và là một trong những ngân hàng ngoài

quốc doanh có mạng lưới PGD lớn nhất tỉnh Nghệ An, chi nhánh có những thuận lợi nhất định trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán, tín dụng cho khách hàng.

Cơ cấu phòng ban của Chi nhánh gồm: Ban giám đốc (1 Giám đốc và 1 Phó giám đốc), Phòng Hành chính quản trị; Phòng Kế toán tài chính; Phòng dịch vụ khách hàng; Phòng Ngân quỹ; Phòng Thẻ; Phòng Thẩm định; Phòng hỗ trợ tín dụng; Phòng Khách hàng doanh nghiệp; Phòng Khách hàng cá nhân; Phòng Thanh toán quốc tế; Phòng Xử lý nợ và các PGD trực thuộc.

Tổ chức cơ cấu của ngân hàng được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của SHB chi nhánh Nghệ An

Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban, bộ phận chủ yếu tại chi nhánh:

- Các phòng giao dịch: Là các đơn vị kinh doanh được điều hảnh trực tiếp bởi các Phó Giám đốc/Giám đốc PGD, được giao chỉ tiêu kinh doanh và điều hành chung bởi Giám đốc chi nhánh. Phòng giao dịch thực hiện đầy đủ chức năng của một đơn vị kinh doanh như thực hiện nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, nghiệp vụ thanh toán...

- Phòng khách hàng cá nhân: Tiếp thị khách hàng cá nhân, nhận và xử lý nhu

Ban giám đốc Phòng Xử lý nợ Phòng Hỗ trợ tín dụng Phòng Hành chính quản trị Phòng kế toán tài chính Phòng khách hàng doanh nghiệp Các PGD trực thuộc Phòng dịch vụ khách hàng Phòng Ngân quỹ Phòng Thẻ Phòng Thẩm định Phòng khách hàng cá nhân Phòng Thanh toán quốc tế

cầu về tín dụng của khách hàng cá nhân. Thu thập hồ sơ và thẩm định, đánh giá khách hàng để từ đó có đề xuất cấp tín dụng phù hợp.

- Phòng khách hàng doanh nghiệp: Tiếp thị khách hàng doanh nghiệp, nhận và xử lý nhu cầu về tín dụng của khách hàng doanh nghiệp. Thu thập hồ sơ và thẩm định, đánh giá khách hàng doanh nghiệp để từ đó có đề xuất cấp tín dụng phù hợp.

- Phòng Thẩm định: Tiếp nhận hồ sơ của khách hàng từ Phòng khách hàng cá nhân, Phòng khách hàng doanh nghiệp, các phòng giao dịch, sau đó tiến hành các bước thẩm định khách hàng và có ý kiến độc lập về đề xuất cho vay của chuyên viên QHKH.

- Phòng Hỗ trợ tín dụng: Thực hiện các thủ tục sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng như: thủ tục nhập kho tài sản đảm bảo, soạn thảo hợp đồng tín dụng, công chứng hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm và giải ngân...

- Phòng dịch vụ khách hàng: gồm các giao dịch viên trực tiếp phục vụ các nhu cầu của khách hàng về gửi tiền, rút tiền, các giao dịch thanh toán qua ngân hàng. Phòng dịch vụ khách hàng trực tiếp thực hiện công tác huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế.

- Phòng kế toán tài chính: Thực hiện công tác hạch toán kế toán theo đúng quy định của SHB và Ngân hàng Nhà nước;Thực hiện hạch toán các khoản chi tiêu nội bộ tại chi nhánh; Lập và phân tích báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm theo quy định của Ngân hàng và Nhà nước.

- Phòng ngân quỹ: thực hiện nghiệp vụ quỹ như lưu trữ tiền và tài sản quý, hồ sơ tài sản đảm bảo, bàn giao và nhận bàn giao tiền cho các giao dịch viên, kiểm đếm tiền tồn quỹ... Bộ phận ngân quỹ phải chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.

- Phòng Xử lý nợ: Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc trong việc đề ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả hoạt động tín dụng. Quản lý và theo dõi thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ xấu tại chi nhánh. Tham gia xử lý nợ xấu, lập tờ trình khởi kiện, liên hệ với các cơ quan như: Tòa án các cấp, cơ quan thi hành án, trung tâm đấu giá theo ủy quyền của lãnh đạo.

- Phòng Thẻ: thực hiện phát triển và phát hành thẻ nội địa, thẻ quốc tế; tiếp nhận yêu cầu hỗ trợ từ khách hàng; quản lý kiều hối toàn chi nhánh.

- Phòng Thanh toán quốc tế: thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế phát sinh tại chi nhánh; mua bán ngoại tệ.

nhánh, phối hợp với phòng kế toán chi nhánh để lập kế hoạch mua sắm tài sản cố định, công cụ lao động, sửa chữa lớn tài sản cố định.

Chi nhánh được thành lập trong giai đoạn nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động phức tạp như lạm phát cao, khủng hoảng tài chính… nhưng với bộ máy quản lý điều hành có trình độ và kinh nghiệm; cán bộ công nhân viên có năng lực, nhiệt tình, chi nhánh Nghệ An đã đạt được những kết quả kinh doanh khả quan, luôn có tốc độ tăng trưởng hàng năm tương đối tốt và là một trong những chi nhánh đi đầu trong hệ thống SHB.

2.1.3. Khái quát về hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Nghệ An giai đoạn 2013 - 2015

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh nghệ a (Trang 45 - 48)