Các nguyên nhân ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh nghệ a (Trang 61 - 63)

Từ việc nghiên cứu thực trạng rủi ro ở trên tác giả khái quát các nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân của SHB chi nhánh Nghệ An, như sau:

a. Nguyên nhân thuộc về khách hàng

+ Do năng lực tài chính của khách hàng yếu kém

+ Do năng lực quản trị điều hành yếu kém, không phù hợp với quy mô sản xuất Khi các KHCN vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tải sản vật chất; chứ ít khi khách hàng mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực.

Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà đáng lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.

+ Do khách hàng cố tình lừa đảo

Khách hàng có ý đồ lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân gàng như: cung cấp số liệu tài chính không trung thực, xây dựng hồ sơ pháp lý ma, lập hợp đồng kinh tế giả, cấu kết với người bán nhằm chiếm dụng vốn vay… để lừa đảo ngân hàng hoặc cố tình né tránh, chây ỳ không trả nợ cho ngân hàng.

Một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, lợi dụng việc rút tiền để dùng cho những cho phí không nằm trong phương án kinh doanh đã trình cho ngân hàng trước đây.

b. Nguyên nhân thuộc về ngân hàng

+ Năng lực thẩm định của cán bộ còn nhiều hạn chế, một số phương án đầu tư của khách hàng chưa được thẩm định chính xác về năng lực vốn, nguồn lao động, năng lực của khách hàng vay vốn; nên khi phương án được thực hiện thì không mang lại hiệu quả, không thể trả nợ vay cho ngân hàng.

+ Quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay của ngân hàng còn nhiều sở hở, sai sót nên không thể giám sát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng cũng như không kịp thời thu hồi được tiền hàng để thu nợ. Do sự kiểm soát quá lỏng lẻo nên mặc dù một số phương án kinh doanh có hiệu quả, tiền bán hàng đã được trả nhưng

khách hàng không trả nợ cho ngân hàng mà sửa dụng số tiền đó vào những mục đích khác không hiệu quả và bị tổn thất. Việc kiểm tra bảo đảm tiền vay không thực hiện trên thực tế mà thực hiện trên giấy tờ, không kiểm tra cơ sở kinh doanh thực tế hoặc kiểm tra một cách qua loa, chiếu lệ nên khách hàng lợi dụng để thực hiện những mục đích riêng nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng.

+ Xác định giới hạn tín dụng chưa hợp lý, quá cao so với khả năng chịu nợ của khách hàng, chưa coi trọng các định được rủi ro tổng thể của khách hàng để phân định hạn mức cấp tín dụng chính xác nên cho vay ồ ạt, có tâm lý chủ quan.

+ Sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng sẽ dẫn đến nguy cơ chạy đua theo việc tăng dư nợ mà bỏ qua sự tuân thủ các quy định, các nguyên tắc về an toàn tín dụng.

+ Đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng của SHB phần lớn còn trẻ, kinh nghiệm thực tế còn ít, bản lĩnh nghề nghiệp chưa cao nên sự tự chủ động thẩm định tín dụng rất hạn chế, do đó yêu cầu về tính độc lập trong thẩm định và quyết định cho vay dễ bị phá vỡ, nguy cơ rủi ro tín dụng vẫn tiềm ẩn.

c. Nguyên nhân thuộc về khách quan, bất khả kháng

Trong thời gian qua chúng ta đã chứng kiến một nền kinh tế vô cùng ảm đạm. Sự đông cứng của thị trường tài chính diễn ra trên toàn cầu làm cho nền kinh tế trở nên kiệt quệ, điển hình là cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu, một số ngân hàng lớn có thương hiệu hàng trăm năm bị sụp đổ,…Nền kinh tế Việt Nam đã và đang tham gia vào trục vận hành chung của thế giới thì điều hiển nhiên cũng không tránh khỏi những tác động trong khu vực và thế giới gây ra. Nó được thể hiện rõ nét đến thu nhập của người dân Việt Nam, hàng loạt các doanh nghiệp trong nước làm ăn thua lỗ, phá sản,…đằng sau đó là người lao động bị giảm tiền lương, tình trạng thất nghiệp gia tăng,…Thực trạng đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tài chính và nguồn trả nợ của khách hàng vay tại ngân hàng.

Sự đóng băng về thị trường tài chính đã làm không ít những khoản vay cá nhân kinh doanh bị đóng cửa, hàng hóa tiêu thụ chậm thậm chí là không tiêu thụ được, lượng hàng tồn kho nhiều, một số bạn hàng chiếm dụng luôn vốn,…dẫn đến các cá nhân thu hẹp quy mô kinh doanh, làm ăn thua lỗ và phá sản đã ảnh hướng đến khả năng thanh toán nợ vay tại ngân hàng.

Ngoài ra các nguyên nhân do sự tác động từ ngoại cảnh như: thiên tai, dịch bệnh tiềm ẩn dưới dạng không thể lường trước được, nó diễn ra ngoài ý muốn chủ quan của con người. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân do môi trường sống của con người mang đến như: tai nạn, bệnh tật,… đây là nguyên nhân cả khách hàng và ngân hàng đều không mong đợi nhưng nó vẫn diễn ra tạo thành một trong những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của SHB chi nhánh Nghệ An.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh nghệ a (Trang 61 - 63)