Công cụ đánh giá rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh nghệ a (Trang 64 - 67)

Chấm điểm và xếp hạng khách hàng

SHB thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ đối với mỗi khách hàng thông qua việc chấm điểm tài chính, phi tài chính và có tính đến các yếu tố ảnh hưởng khác. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một cấu phần quan trọng và là một công cụ đắc lực trong quản trị kinh doanh ngân hàng nói chung và quản trị RRTD nói riêng. Mô hình chấm điểm này được SHB áp dụng trên toàn hệ thống. Kết quả xếp hạng được thẩm định lại độc lập và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kết quả xếp hạng là một trong những cơ sở để xem xét cho vay và quyết định chính sách tín dụng đối với mỗi khách hàng.

a. Căn cứ xếp hạng

+ Hồ sơ pháp lý và ngành nghề kinh doanh của khách hàng.

+ Các chỉ tiêu tổng hợp liên quan đến hoạt động kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết của khách hàng.

+ Mức độ tín nhiệm của khách hàng trong các giao dịch.

+ Các nhân tố (môi trường nội bộ, môi trường bên ngoài, xu hướng phát triển của khách hàng…) có ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của khách hàng.

b. Nguyên tắc chấm điểm

Chi tiết mô hình chấm điểm 3A mà SHB đang áp dụng như sau:

Bảng 2.13: Mô hình chấm điểm 3A

STT Điểm Loại Mức độ rủi ro Quan điểm của ngân hàng 1 90-100 AAA Tiềm lực mạnh, năng lực quản

trị tốt, hoạt động hiệu quả, triển vọng phát triển, thiện chí tốt. Rủi ro ở mức thấp nhất.

Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức lãi suất thấp, phí thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay. 2 83-90 AA Hoạt động hiệu quả, thiện chí

tốt, triển vọng tốt. Rủi ro ở mức thấp.

Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng với mức lãi suất thấp, phí thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay. 3 77-83 A Hoạt động hiệu quả, tình hình

tài chính tốt, có thiện chí trả nợ. Rủi ro ở mức thấp.

Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng từ trung hạn trở xuống.

4 71-77 BBB Hoạt động hiệu quả, triển vọng phát triển, song có một số hạn chế về năng lực quản lý tài chính. Rủi ro ở mức trung bình.

Có thể mở rộng tín dụng, không hoặc hạn chế các điều kiện ưu đãi.

5 65-71 BB Hoạt động hiệu quả nhưng thấp, tiềm năng tài chính và năng lực quản lý trung bình.

Rủi ro trung bình.

Hạn chế mở rộng tín dụng, tập trung vào các khoản vay ngắn hạn với các biện pháp bảo đảm.

6 59-65 B Hiệu quả không cao và dễ bị biến động, khả năng kiểm soát hạn chế.

Rủi ro tiềm tàng.

Hạn chế mở rộng tín dụng và tập trung thu hồi vốn vay.

7 53-59 CCC Hoạt động hiệu quả thấp, năng lực tài chính kém, trình độ quản lý kém, có thể có nợ quá hạn. Rủi ro cao.

Hạn chế tối đa mở rộng tín dụng. Chỉ thực hiện giãn nợ, gia hạn nợ khi có biện pháp khắc phục khả thi. 8 44-53 CC Hoạt động hiệu quả thấp, năng

lực tài chính kém, trình độ quản lý kém, khả năng trả nợ kém. Rủi ro cao.

Không mở rộng tín dụng. Chỉ thực hiện giãn nợ, gia hạn nợ khi có biện pháp khắc phục khả thi.

9 35-44 C Bị thua lỗ và ít có khả năng phục hồi, tình hình tài chính kém, khả năng trả nợ không đảm bảo, quản lý yếu kém. Rủi ro cao

Không mở rộng tín dụng, tìm mọi cách thu hồi nợ; kể cả xử lý sớm tài sản đảm bảo.

10 <35 D Thua lỗ trong nhiều năm, tài chính không lành mạnh, có nợ quá hạn

Đặc biệt rủi ro.

Không mở rộng tín dụng, tìm mọi cách thu hồi nợ; kể cả xử lý sớm tài sản đảm bảo.

(Nguồn: Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng tại SHB)

+ Người chịu trách nhiệm chấm điển và xếp hạng khách hàng là cán bộ QHKH. Cán bộ thẩm định là người chịu trách nhiệm kiểm soát việc chấm điểm và phân loại khách hàng của cán bộ đảm bảo việc chấm điểm được chính xác và khách quan. Giám đốc chi nhánh (hoặc người được ủy quyền) là người duyệt chấm điểm sau cùng, để đưa ra kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng.

+ Tần suất chấm điểm: đối với khách hàng doanh nghiệp là 6 tháng/lần; đối với khách hàng cá nhân là khi phát sinh khoản vay.

Có thể nhận thấy, hệ thống đo lường RRTD của SHB được phát triển theo hướng đo lường RRTD riêng biệt và mô phỏng theo mô hình điểm số tín dụng của các tổ chức xếp hạng quốc tế như: Moody’s, Standard & Poor. Tuy nhiên, do dựa trên phương pháp luận và điều kiện khác nhau nên có những sự khác biệt trong cơ cấu và thiết kế của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của SHB so với tổ chức xếp hạng quốc tế.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh nghệ a (Trang 64 - 67)