Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng tín dụng KHCN giai đoạn 2013 – 2015
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Chỉ tiêu
Giá trị Giá trị So sánh
với 2013 Giá trị
So sánh với 2014
Dư nợ cho vay khách
hàng cá nhân 478,02 566,45 18,50% 663,57 17,15%
Dư nợ cho vay khách
hàng doanh nghiệp 470,98 464,24 -1,43% 419,69 -9,60%
Tổng dư nợ 949 1.030,69 8,61% 1.083,26 5,10%
Qua bảng số liệu chúng ta dễ dàng nhận thấy, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng KHCN qua các năm đều lớn hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng khách hàng doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của chi nhánh. Nó thể hiện rõ chính sách phát triển tín dụng tại chi nhánh. Tuy nhiên, sự tăng trưởng tín dụng KHCN nếu như quá nhanh, vượt quá khả năng kiểm soát của chi nhánh thì lúc đó nó sẽ gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Do vậy, cần duy trì mức tăng trưởng tín dụng KHCN hợp lý và phù hợp với chính sách phát triển tín dụng của chi nhánh trong các thời kỳ.
Bảng 2.5: Dư nợ KHCN theo thời hạn giai đoạn 2013 - 2015
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Dư nợ ngắn hạn 282,01 59% 275,06 48,56% 253,83 38,25% Dư nợ trung và dài hạn 196,01 41% 291,39 51,44% 409,74 61,75% Tổng dư nợ 478,02 100% 566,45 100% 663,57 100%
(Nguồn: Sao kê tín dụng SHB chi nhánh Nghệ An năm 2013 - 2015)
Tỷ trọng cho vay trung dài hạn của KHCN tại chi nhánh có sự tăng lên qua các năm. Trong năm 2013 dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng 41%; tuy nhiên đến cuối năm 2015 dư nợ trung dài hạn đã chiếm 61,75% tổng dư nợ. Điều này cho thấy chi nhánh không chỉ quá tập trung vào cấp tín dụng ngắn hạn như trước đó mà đã bắt đầu chú trọng phát triển các hình thức cấp tín dụng trung dài hạn. Tuy nhiên chi nhánh cần cân nhắc đến sự đảm bảo của cơ cấu nguồn vốn do cơ cấu vốn huy động của chi nhánh Nghệ An nói riêng. Việc tăng dư nợ trung dài hạn lên quá cao mà không có cơ cấu nguồn vốn huy động phù hợp, sẽ làm tăng chi phí vốn của chi nhánh, thậm chí là ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của chi nhánh.
Bảng 2.6: Cơ cấu tín dụng KHCN giai đoạn 2013 - 2015
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Mục đích vay Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Cầm cố GTCG 28,67 6,00% 25,68 4,53% 44,09 6,64% Tiêu dùng 5,44 1,14% 3,31 0,58% 13,71 2,07%
Mua, sửa chữa nhà 52,94 11,07% 82,14 14,50% 120,36 18,14%
Mua ô tô 48,94 10,24% 39,15 6,91% 44,9 6,77%
Kinh doanh 327,42 68,50% 397,44 70,16% 418,06 63,00%
Khác 14,61 3,06% 18,73 3,31% 22,45 3,38%
Tổng cộng 478,02 566,45 663,57
(Nguồn: Sao kê tín dụng SHB chi nhánh Nghệ An năm 2013 - 2015)
Số liệu trên bảng trên chỉ ra rằng, SHB chi nhánh Nghệ An có đối tượng khách hàng cá nhân chủ yếu là nhóm khách hàng kinh doanh, luôn chiếm tỷ trọng dư nợ trên 63%, tiếp theo đó là nhóm khách hàng mua, sửa chữa nhà cửa. Việc giảm tỷ trọng về vay kinh doanh và tăng tỷ trọng vay mua, sửa chữa nhà vào cuối năm 2015 chủ yếu là do chính sách của Chính phủ về việc kích cầu cho thị trường bất động sản với gói vay hỗ trợ 30.000 tỷ.
Nhóm khách hàng vay tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng thấp, đây chủ yếu là các khoản vay dựa trên các khoản thu nhập từ lương của khách hàng. Chi nhánh không có chính sách khuyến khích phát triển nhóm khách hàng này.
Chúng ta có thể thấy cơ cấu tín dụng KHCN tại SHB chi nhánh Nghệ An được đánh giá là hợp lý và phù hợp với chính sách tín dụng của SHB.
Bảng 2.7: Dư nợ cho vay KHCN có tài sản đảm bảo và không tài sản đảm bảo giai đoạn 2013 - 2015
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Chỉ tiêu Dư nợ Dư nợ
So sánh với
2013 Dư nợ
So sánh với 2014
Dư nợ có tài sản đảm bảo 466,3 550,37 18,03% 643,96 17,00% Dư nợ không có tài sản
đảm bảo 11,72 16,08 37,20% 19,61 21,95%
Tổng dư nợ 478,02 566,45 18,50% 663,57 17,15%
Nhìn vào bảng số liệu thống kê trên cho thấy với tổng dư nợ KHCN của SHB chi nhánh Nghệ An đến cuối năm 2015 là 663,57 tỷ đồng thì dư nợ cho vay có tài sản chiếm 97,04%, tài sản bảo đảm chủ yếu là bất động sản, máy móc thiết bị, xe, hàng hóa và giấy tờ có giá. Dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo chỉ chiếm có 2,96% tổng dư nợ, đây chủ yếu là các khoản vay của cán bộ công nhân viên của SHB chi nhánh Nghệ An.
Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo qua các năm luôn chiếm trên 97% là để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng SHB chi nhánh Nghệ An trong tình hình kinh tế ngày càng khó khăn: chi phí đầu vào cho sản xuất ngày càng tăng, việc thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp, cá nhân trở nên hết sức khó khăn đòi hỏi ngân hàng ngoài sự tin tưởng vào phương án kinh doanh, thiện chí trả nợ của khách hàng thì cần phải có tài sản đảm bảo để thế chấp (với tỷ lệ cho vay theo từng loại tài sản cụ thể) vì rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng là không thể lường hết được.
Bảng 2.8: Số lượng KHCN có dư nợ giai đoạn 2013 - 2015
Đơn vị: khách hàng
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Chỉ tiêu
Giá trị Giá trị So sánh với
2013 Giá trị So sánh với 2014 Số lượng khách hàng tại chi nhánh 1.671 1.846 10,47% 2.125 15,11% Số lượng KHCN 1.456 1.635 12,29% 1.927 17,86% Tỷ trọng KHCN 87,13% 88,57% 1,44% 90,68% 2,11% Số lượng KHCN có nợ quá hạn 99 126 27,27% 147 16,67% Số lượng KHCN có nợ xấu 82 98 19,51% 116 18,37%
(Nguồn: Sao kê tín dụng SHB chi nhánh Nghệ An năm 2013 - 2015)
Tương tự dư nợ cho vay, số lượng khách hàng nói chung và KHCN nói riêng năm 2015 có sự tăng nhẹ so với năm 2014. Số lượng khách hàng doanh nghiệp năm 2015 là 1927 chiếm 90,68% tổng khối lượng khách hàng tại chi nhánh và tăng 2,11% so với số lượng KHCN năm 2014.
Do đặc thù địa bàn Nghệ An nên xét về số lượng khách hàng, lượng KHCN tại chi nhánh lớn hơn rất nhiều so với khách hàng doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trên tổng số khách hàng tại chi nhánh. Chẳng hạn năm 2015 chi nhánh có 1.927 khách hàng cá nhân trên tổng số 2.125 khách hàng, chiếm 90,68% về số lượng khách hàng.
Trong số KHCN, số lượng khách hàng có nợ quá hạn và nợ xấu so với tổng số lượng khách hàng mặc dù chưa quá cao nhưng cũng đã thể hiện được phần nào về chất lượng tín dụng tại chi nhánh. Nếu trong năm 2013 chi nhánh có 1.671 KHCN thì trong số đó chỉ có 99 khách hàng có nợ quá hạn và 82 khách hàng nợ xấu; tức là tỷ lệ số lượng khách hàng có nợ quá hạn là 5,92% và tỷ lệ có nợ xấu là 4,91%. Tuy nhiến đến năm 2014 và 2015 mặc dù số lượng KHCN có gia tăng nhưng số lượng khách hàng có nợ quá hạn và nợ xấu lại cũng có sự gia tăng. Năm 2015, chi nhánh có 2.125 KHCN thì trong số đó có 147 khách hàng có nợ quá hạn (tương đương 6,92% tổng số KHCN) và 116 khách hàng có nợ xấu (tương đương 5,46% trên tổng số KHCN). Sự gia tăng đáng kể về số lượng KHCN bị nợ quá hạn và nợ xấu ngoài nguyên nhân từ công tác thẩm định của chi nhánh còn có sự ảnh hưởng không nhỏ của giai đoạn phát triển nóng của thị trường bất động sản năm 2010 – 2011 dẫn tới sự bùng phát nợ xấu tại các ngân hàng thương mại trong các năm tiếp theo.
Bảng 2.9: Dư nợ theo nhóm của KHCN giai đoạn 2013 - 2015
Đơn vị: %
Theo nhóm nợ Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Nhóm 1 92,19% 90,20% 92,17% Nhóm 2 0,91% 1,22% 1,66% Nhóm 3 0,47% 2,12% 0,94% Nhóm 4 1,17% 1,49% 1,31% Nhóm 5 5,26% 4,97% 3,91% Tổng cộng 100% 100% 100%
Để không ngừng tăng trường và bảo toàn vốn, nhất là trong bối cảnh Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nhiều biện phát kiểm soát tiền tệ, SHB chi nhánh Nghệ An đã chú trọng phân loại nợ thành các nhóm (từ nhóm 1 đến nhóm 5). Tín hiệu đáng mừng là nợ nhóm 1 của chi nhánh các năm 2013, 2014, 2015 chiếm lần lượt là 92,19%, 90,20%, 92,17% trên tổng dư nợ khách hàng cá nhân. Điều này chứng tỏ SHB chi nhánh Nghệ An đã khẳng định được vị thế của mình tại địa bàn tỉnh Nghệ An.
Nợ nhóm 2 tăng nhẹ qua các thời kỳ, đây là nhóm nợ đáng chú ý qua các thời kỳ bởi ranh giới giữa nhóm 2 lên nhóm 3 là rất mong manh. Tuy nhiên, có thể thấy năm 2015 nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 đều giảm nhẹ so với năm 2014.
Để đạt được những thành tích trên, chi nhánh đã đề cao việc tăng trưởng ổn định, khắc phục sự mất cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn; đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu tín dụng cho các thành phần kinh tế. Chi nhánh kiên quyết cơ cấu lại dư nợ đối với một số phương án kinh doanh không khả thi đang có dư nợ cao, nhằm phân tán rủi ro, đồng thời nâng tỷ trọng cho vay hộ gia đình, cá nhân. Chú trọng đến công tác kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng tín dụng, thận trọng những dự án mới, cho vay có chọn lọc để bảo đảm an toàn vốn.
Bảng 2.10: Tình hình nợ quá hạn KHCN giai đoạn 2013 - 2015
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Chỉ tiêu Giá trị Giá trị So sánh với 2013 Giá trị So sánh với 2014 Tổng dư nợ KHCN 478,02 566,45 18,50% 663,57 17,15% Nợ quá hạn KHCN 37,33 55,52 48,73% 51,94 -6,45% Tỷ lệ nợ quá hạn KHCN 7,81% 9,80% 263,40% 7,83% -20,14%
Qua bảng số liệu chúng ta có thể nhận thấy, nợ quá hạn KHCN đã được cải thiện rõ rệt cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối vào cuối năm 2015. Năm 2014, tỷ lệ nợ quá hạn KHCN là 9,8%, sang năm 2015 tỷ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN là 7,83% giảm 20,14% so với năm 2014, đây thực sự là một điều đáng mừng. Điều này cho thấy, SHB chi nhánh Nghệ An bên cạnh việc tăng dư nợ cho vay KHCN thì chi nhánh đã làm khá tốt công tác quản lý chất lượng tín dụng, công tác quản lý nợ và thu hồi nợ quá hạn.
Bảng 2.11: Tình hình nợ xấu KHCN giai đoạn 2013 - 2015
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Chỉ tiêu Giá trị Giá trị So sánh với 2013 Giá trị So sánh với 2014 Tổng dư nợ KHCN 478,02 566,45 18,50% 663,57 17,15% Nợ xấu KHCN 32,97 48,62 47,47% 40,94 -15,80% Tỷ lệ nợ xấu KHCN 6,90% 8,58% 256,59% 6,17% -28,12%
(Nguồn: Sao kê tín dụng SHB chi nhánh Nghệ An năm 2013 - 2015)
Tỷ lệ nợ xấu KHCN trong năm 2013 là 6,9%, nhưng lại tăng cao lên 8,58% trong năm 2014. Nợ xấu tăng mạnh trong năm 2014 chủ yếu là do khách hàng kinh doanh thua lỗ dẫn đến không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Đến năm 2015, tỷ lệ nợ xấu là 6,17% tương ứng giảm 28,12% so với năm 2014. Nguyên nhân chính là do chi nhánh đã thực hiện xử lý được một số món nợ trong năm 2015. Ngoài ra, dư nợ cho vay KHCN năm 2015 cũng tăng so với năm 2014.
Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu KHCN của SHB chi nhánh Nghê An vẫn luôn chiếm tỷ lệ cao qua các năm và vượt qua giới hạn cho phép của Ngân hàng Nhà nước (tỷ lệ nợ xấu < 3%/Tổng dư nợ cho vay). Để giảm tỷ lệ nợ xấu trong thời gian tới, SHB chi nhánh Nghệ An cần tích cực áp dụng mọi biện pháp để thu hồi nợ. Đồng thời, để có thể ngăn chặn và kiểm soát nợ xấu thì việc chi nhánh tìm hiểu những nguyên nhân và đề ra những giải pháp quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả hơn là điều rất cần thiết.
Bảng 2.12: Dự phòng rủi ro tín dụng KHCN giai đoạn 2013 - 2015
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Chỉ tiêu Giá trị Giá trị So sánh với 2013 Giá trị So sánh với 2014 Chi phí dự phòng cụ thể 28,60 35,13 22,81% 32,12 -8,56% Chi phí dự phòng chung 3,40 4,04 18,86% 4,78 18,45% Tổng dự phòng rủi ro 32,00 39,16 22,39% 36,90 -5,78%
(Nguồn: Sao kê tín dụng SHB chi nhánh Nghệ An năm 2013 - 2015)
Do nợ quá hạn và nợ xấu năm 2015 giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối (tỷ trọng/tổng dư nợ) so với năm 2014 nên số tiền trích lập dự phòng rủi ro năm 2015 đã giảm nhẹ so với năm 2014. Tổng dự phòng rủi ro tín dụng KHCN năm 2015 của chi nhánh là 36,90 tỷ đồng giảm 5,78% so với năm 2014, đây được xem là một điều đáng mừng đối với chất lượng tín dụng KHCN cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Việc trích lập dự phòng RRTD là điều kiện cần thiết để xử lý rủi ro tín dụng, làm sạch báo cáo tài chính. Song việc trích lập như thế nào, trích lập bao nhiêu thì phải đảm bảo mục tiêu phản ánh đúng kết quả kinh doanh và vị thế tài chính của ngân hàng. Hiện nay, việc trích lập dự phòng tại SHB chi nhánh Nghệ An đang được áp dụng theo đúng quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước, song mức trích này khá lớn và ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động chung của chi nhánh. Để đảm bảo mức trích hợp lý, một lần nữa công tác thẩm định tín dụng lại được đặt ra, mức cấp tín dụng cho khách hàng được xác định hợp lý và phải gắn với công tác đảm bảo tiền vay.
Việc sử dụng dự phòng tín dụng cần được tính toán kỹ lưỡng bởi khi xử lý khoản vay bằng dự phòng đồng nghĩa với việc giảm giá trị tổng tài sản của ngân hàng và buộc phải theo dõi ngoại bảng. Do đó, chỉ thực hiện việc sử dụng dự phòng sau khi đã sử dụng hết các biện pháp như: yêu cầu bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay, bán hoặc phát mãi tài sản đảm bảo, khởi kiện ta Tòa hoặc trọng tài kinh tế,…