Kiến nghị với Chính phủ và các ban, ngành có liên quan

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh nghệ a (Trang 89 - 94)

3.3.3.1. Giải tỏa những vướng mắc khi công chứng thế chấp tài sản bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm.

Còn rất nhiều vướng mắc về luật mà chính bản thân cán bộ ngân hàng không thể cập nhật kịp thời. Đồng thời để tháo gỡ các vướng mắc trên, Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên môi trường cần phối hợp rà soát, chỉnh sửa những bất cập của các văn bản pháp luật, tổ chức tập huấn cho cán bộ nắm vững nội dung mới của Luật pháp và nâng

cao nghiệp vụ, đẩy nhanh tốc độ giải quyết hồ sơ. Ban hành thông tư hướng dẫn thi hành cụ thể cho từng vấn đề: công chứng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.

3.3.3.2. Đẩy nhanh tốc độ xử lý tài sản bảo đảm

Pháp luật hiện nay cho phép ngân hàng được thu giữ tài sản thế chấp để bán thu hồi nợ nhưng đến nay vẫn chưa có cơ chế hỗ trợ nên gặp nhiều khó khăn và không thể chủ động xử lý tài sản để thu hồi nợ nếu không có sự can thiệp của Tòa án.

Đầu tiên phải kể đến sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa ngân hàng với các cơ quan chức năng như: công an, thi hành án, chính quyền địa phương. Mặc dù trong các hợp đồng tín dụng khách hàng vay có cam kết khi không trả được nợ thì sẽ giao nhà cho ngân hàng phát mãi nhưng thực thế ngân hàng không bán được các tài sản này vì thủ tục sang tên trước bạ theo quy định của Phòng công chứng là phải có sự đồng ý của chủ sở hữu. Tương tự thế các trung tâm bán đấu giá cũng chỉ cho phép các ngân hàng bán đấu giá tài sản khi có chữ ký đồng ý của chủ sở hữu.

Thêm vào đó nhiều địa phương viện dẫn trong Hiến pháp có quy định về quyền có nhà của của công dân. Vì vậy để đưa người vay ra khỏi ngôi nhà (có thể là) duy nhất của họ là điều khó khăn khi thu giữ tài sản để phát mãi.

Tốc độ xử lý các vụ án và bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng quá chậm (từ lúc khởi kiện đến cưỡng chế 1 vụ mất ít nhất 1 -2 năm), làm cho tài sản bị xuống cấp hư hỏng. Khi nhận các tài sản này, ngân hàng đã phải đầu tư sữa chữa nâng cấp rồi mới bán để thu hồi nợ. Điều này làm phát sinh thêm chi phí của ngân hàng trong khi không biết giá bán có thể thu hồi đủ nợ gốc hay không. Do đó, trong thời gian chờ đợi phán quyết của Tòa án, Nhà nước nên giao cho ngân hàng bảo quản giữ gìn tránh tình trạng hư hỏng xuống cấp của tài sản đảm bảo gây nhiều phí tổn cho ngân hàng.

Đối với các tài sản đảm bảo khi khởi kiện, Tòa án thường tổ chức định giá lại làm tăng giá trị tài sản lên nhiều lần so với định giá của ngân hàng nên khi đưa ra bán không ai mua, cuối cùng Tòa lại giao tài sản này làm tài sản cấn trừ nợ cho ngân hàng, nhiều trường hợp gây tổn thất nặng cho ngân hàng.

Xây dựng hệ thống định chế đảm bảo quyền chủ nợ của ngân hàng trong xử lý tài sản bảo đảm, chỉ đạo các bộ ngành có liên quan quy định về thủ tục, trình tự xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng, hiệu quả.

Chính phủ cần có những quy định, hành lang pháp lý đủ mạnh để mở rộng và phát triển thị trường mua bán nợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trường mua bán nợ nhằm giúp các ngân hàng xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng.

Các cơ quan thực thi pháp luật, tòa án cần phải hỗ trợ cho ngân hàng trong công tác xử lý các vụ kiện và thi hành án được nhanh chóng giúp ngân hàng thu các khoản nợ gốc, lãi vay liên quan đến khoản vay.

Chính phủ cần xem xét lại tất cả các văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng, đảm bảo tính chặt chẽ, hợp lý, rõ ràng thông qua việc sửa đổi hoặc thay thế các văn bản có những điều khoản chưa hợp lý, ban hành các văn bản mới để bổ sung.

Ngoài ra, Chính phủ cần khẩn trương bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp quy nhằm tạo ra sân chơi bình đẳng cho tổ chức tín dụng nói chung và NHTM nói riêng hoạt động tại Việt Nam, tiến tới hình thành hệ thống ngân hàng cạnh tranh lành mạnh. Đây là điều kiện cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong dài hạn, các ngân hàng phản ứng linh hoạt trước những thay đổi trong môi trường kinh tế.

Thiết lập được mạng lưới an ninh có khả năng phòng ngừa, ứng phó kịp thời, nhanh nhạy, hiệu quả đối với các loại hình tội phạm kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng phát triển với hình thức ngày càng đa dạng, phức tạp, tính chất mức độ vi phạm ngày càng tinh vi.

Ban hành Nghị định thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế cho phù hợp với tình hình thực tế; nghiên cứu phát triển hệ thống lưu thông séc, hối phiếu và hệ thống thanh toán thay thế thanh toán bằng tiền mặt giúp cho việc quản lý, sử dụng vốn vay đúng mục đích.

Kết luận chương 3:

Dựa trên cơ sở lý luận được trình bày trong chương 1 và thực trạng việc quản lý rủi ro tín dụng tại SHB chi nhánh Nghệ An đối với KHCN trình bày ở chương 2, chương 3 đã nêu lên các giải pháp thiết thực nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN, cụ thể như:

Đối với SHB chi nhánh Nghệ An cần tuân thủ quy trình tín dụng; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát tín dụng; tăng cường thu thập thông tin để nâng cao chất lượng thẩm định cho vay; nâng cao năng lực cán bộ ngân hàng; năng cao chất lượng công tác xử lý nợ có vấn đề...

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: tạo một hành lang pháp lý phù hợp, nâng cao năng lực thanh tra và hiệu quả quản lý của Ngân hàng nhà nước; hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của ngành ngân hàng...

KẾT LUẬN

Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng có vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh bền vững của ngân hàng thương mại. Trong bối cảnh hiện nay việc kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và chưa đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng chưa cao. Do đó, yêu cầu xây dựng một mô hình quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết để bảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro và phù hợp với môi trường hội nhập.

Trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ kinh tế, đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng

khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Nghệ An” đã

tập trung làm rõ những nội dung sau:

- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Nghệ An.

- Đã phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Nghệ An. Qua đó, tìm hiểu những mặt được và hạn chế cũng như nguyên nhân trong việc quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại chi nhánh.

- Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại chi nhánh nhằm đảm bảo mục tiêu hoạt động an toàn, bền vững của ngân hàng.

Mặc dù tác giả đã hết sức cố gắng để nội dung của đề tài đảm bảo tính lý luận và thực tiễn cao. Tuy nhiên, do kiến thức cập nhật và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong Quý thầy cô và các bạn góp ý để tác giả nhận thức được sâu sắc và đầy đủ hơn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Trường Đại học Nha Trang đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tác giả. Cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1.Phùng Thị Thùy Dung (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng

tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Sông Nhuệ,

Luận văn thạc sỹ, Học viện Ngân hàng.

2.Hồ Diệu (2001), Giáo trình tín dụng ngân hàng, Học Viện Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

3.Lê Thị Hồng Điều (2008), Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

4.Cao Thị Thanh Hà (2014), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Tây Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Học viện Ngân hàng.

5.Đinh Xuân Hạng & Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình Quản trị Tín dụng ngân hàng thương mại, Học Viện Tài Chính, Nhà xuất bản Tài chính.

6.Lưu Thị Việt Hoa (2014), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần

Công thương Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường đại học Ngoại Thương Hà Nội.

7.Trần Huy Hoàng (2010), Quản trị ngân hàng, Trường Đại học kinh tế Thành phố

Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Lao động xã hội.

8.Trần Văn Kiểm (2014), Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần

đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Hai Bà Trưng – thực trạng và giải pháp,

Luận văn thạc sỹ, Học viện Ngân hàng.

9.Nguyễn Hoài Nam (2013), Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và

phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An – thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ, Học

viện Ngân hàng.

10.Nguyễn Dương Thị Hằng Nga (2007), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Đồng Nai trong thời kỳ hội nhập quốc tế, Luận văn

thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử

dụng, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Thông tư

02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

13. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (2012), Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ

đối với khách hàng tại SHB, Hà Nội.

14. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Nghệ An (2013, 2014, 2015), Báo

cáo hoạt động kinh doanh năm 2013, 2014, 2015.

15. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Nghệ An (2013, 2014, 2015), Sao

kê tiền gửi năm 2013, 2014, 2015.

16. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Nghệ An (2013, 2014, 2015), Sao

kê tín dụng năm 2013, 2014, 2015.

17. Nguyễn Văn Tiến (2009), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Học viện

Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

Tiếng Anh:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh nghệ a (Trang 89 - 94)