Khảo sát ý kiến chuyên gia về quản trị rủi ro tín dụng tại SHB chi nhánh Nghệ An

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh nghệ a (Trang 69 - 70)

Nghệ An

Để có cái nhìn tổng thể, khách quan hơn về quản trị rủi ro tín dụng tại SHB chi nhánh Nghệ An, tác giả đã tiến hành gửi khảo sát lấy ý kiến của các chuyên gia về tín dụng về quản trị rủi ro tín dụng tại SHB chi nhánh Nghệ An thông qua hệ thống email nội bộ.

Phạm vi lấy ý kiến: Ban Giám đốc chi nhánh (Giám đốc và Phó Giám đốc), lãnh

đạo 08 Phòng giao dịch, Phó trưởng phòng phụ trách các phòng KHCN, phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng Thẩm định, phòng Xử lý nợ và phòng Hỗ trợ tín dụng.

Nội dung lấy ý kiến: “Đánh giá về quản trị RRTD tại SHB nói chung, SHB chi

nhánh Nghệ An nói riêng

Sau khi thực hiện lấy ý kiến với phạm vi nêu trên (gồm 15 chuyên gia) về lĩnh vực tín dụng tại SHB chi nhánh Nghệ An. Tác giả đã tổng hợp các ý kiến, cụ thể như sau:

Bảng 2.15: Đánh giá về công tác quản tri RRTD tại SHB chi nhánh Nghệ An

Điểm mạnh Điểm yếu

+ Quy trình quản trị rủi ro tín dụng đã được thiết lập rõ ràng, đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của từng phòng/ban và từng cán bộ nhân viên. + Thực hiện phân quyền phán quyết cấp tín dụng từ Tổng giám đốc đến từng chức danh lãnh đạo tại Chi nhánh/Phòng giao dịch dựa trên quy mô tín dụng và tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu. Vì vậy, đã góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng và nâng cao trách nhiệm của từng lãnh đạo Chi nhánh/Phòng giao dịch.

+ Thiết lập mô hình quản trị rủi ro tín dụng thống nhất và kiểm soát chất lượng tín dụng trên toàn hệ thống SHB.

+ Các tiêu chí, quy đinh chưa thực sự bám sát thực tế tại địa bàn còn mang tính chủ quan của người soạn thảo, thiết lập các văn bản quy định.

+ Chất lượng và số lượng cán bộ nhân viên chưa thực sự đảm bảo để vận hành đúng và tuân thủ quy trình đã được ban hành.

+ Công tác nhận diện RRTD tại SHB chi nhánh Nghệ An nói riêng và SHB nói chung còn yếu và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

+ Chất lượng thẩm định các khoản vay chưa cao. + Công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay chưa thực sự thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, mang tính hình thức trên giấy tờ mà không đi thực tế và thậm chí là không thực hiện giám sát sau cho vay.

+ Công tác xử lý nợ quá hạn, nợ xấu chưa thực sự hiệu quả

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh nghệ a (Trang 69 - 70)