Khái quát về hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội, chi nhánh

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh nghệ a (Trang 48 - 52)

Những năm vừa qua, mặc dù trong bối cảnh tình hình khó khăn chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng, chi nhánh Nghệ An vẫn đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh. Huy động vốn thị trường I năm 2015 tăng 4% so với năm 2014; dư nợ hoạt động tín dụng tại thời điểm cuối năm 2015 tăng 5,1% so với cuối năm 2014... là minh chứng rõ ràng cho những nỗ lực của chi nhánh. Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế của chi nhánh năm vừa qua chỉ đạt kết quả khá khiêm tốn ở mức 12,27 tỷ đồng, giảm đáng kể so với mức 15,3 tỷ của năm 2014 nguyên nhân chính là do sự gia tăng của chi phí dự phòng trích trong kỳ.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2013 - 2015

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2014 Năm 2015

Chỉ tiêu Năm 2013

Giá trị So với năm

2013 Giá trị

So với năm 2014

Tổng thu nhập thuần 110,67 122,55 10,73% 129,83 5,94% Tổng chi phí 99,94 107,25 7,31% 117,56 9,61% Lợi nhuận trước thuế 10,73 15,30 42,59% 12,27 -19,80%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SHB chi nhánh Nghệ An năm 2013 - 2015)

Năm 2015, quy mô tín dụng có tăng trưởng nhẹ, do định hướng tín dụng của chi nhánh là tập trung thu hồi nợ, tỷ lệ nợ quá hạn cũng như nợ xấu của chi nhánh cao (tỷ lệ nợ xấu là 9,83%) dẫn đến chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng, kéo theo đó là tổng chi phí tăng lên tới 117,56 tỷ đồng (tăng 9,61% so với năm 2014). Trong khi đó, tổng

thu nhập thuần của chi nhánh trong năm 2015 là 117,56 tỷ đồng (tăng 5,94% so với năm 2014), tuy nhiên do tốc độ tăng của tổng lợi nhuận thuần không bằng tốc độ tăng của tổng chi phí, làm cho lợi nhận trước thuế của chi nhánh chỉ đạt 12,27 tỷ đồng (giảm 19,8% so với năm 2014).

Về các mặt hoạt động, chi nhánh luôn nỗ lực để hoàn thành kế hoạch mà Ban lãnh đạo ngân hàng giao. Khái quát một số mảng hoạt động chủ yếu tại chi nhánh như sau:

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động cơ bản và hết sức quan trọng đối với NHTM nói chung và SHB chi nhánh Nghệ An nói riêng. Ý thức được tầm quan trọng đó, chi nhánh luôn chú trọng và cố gắng phát triển tốt nghiệp vụ huy động vốn. Nhờ vậy, hoạt động huy động vốn của chi nhánh có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm và luôn hoàn thành kế hoạch mà Hội sở SHB giao.

Tính đến ngày 31/12/2015, huy động vốn thị trường I của SHB chi nhánh Nghệ An đạt 2.096,1 tỷ đồng đạt 78% kế hoạch năm 2015, tăng 80,71 tỷ đồng so với năm 2014 (tương ứng tăng 4%). Đây là mức tăng trưởng thấp so với ngành ngân hàng Nghệ An (28%) và toàn hệ thống SHB (31,3%). Huy động của SHB chi nhánh Nghệ An đứng tốp đầu huy động vốn của các tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh và xếp hạng 14 trên tổng số 56 chi nhánh SHB.

Tình hình huy động vốn tại chi nhánh Nghệ An từ năm 2013 – 2015 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn của chi nhánh giai đoạn 2013 - 2015

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Chỉ tiêu

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Tổng huy động 1.562,54 100% 2.015,39 100% 2.096,10 100%

1. Huy động vốn theo kỳ hạn

Không kỳ hạn 50,57 3,24% 65,54 3,25% 69,84 3,33% Ngắn hạn 1.348,76 86,32% 913,01 45,30% 1.485,09 70,85% Trung-dài hạn 163,21 10,44% 1036,84 51,45% 541,17 25,82%

2. Huy động vốn theo loại hình tổ chức kinh tế

Tiền gửi Kho bạc nhà nước, Tổ chức

tín dụng khác 0 0% 0 0% 0 0%

Tiền gửi của các

Tổ chức kinh tế 340,59 21,80% 187,92 9,32%

562,07 26,82% Tiền gửi của cá nhân 1.221,94 78,20% 1.827,47 90,68% 1.534,03 73,18%

Căn cứ bảng trên, có thể thấy hoạt động huy động vốn của chi nhánh tương đối đa dạng theo thời hạn gồm huy động tiền gửi không kỳ hạn, ngắn hạn và trung dài hạn. Tuy nhiên cũng như hầu hết các NHTM ở Việt Nam, tỷ trọng nguồn vốn huy động có kỳ hạn trung dài hạn của chi nhánh còn chiếm tỷ trọng khá hạn chế so với các nguồn ngắn hạn. Về khách hàng, nguồn huy động của chi nhánh chủ yếu đến từ các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; trong đó tỷ trọng nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng chủ yếu.

Hoạt động huy động vốn của chi nhánh có hiệu quả như trên nhờ vào sự nỗ lực của nhân viên toàn chi nhánh, đồng thời do chi nhánh đã gây dựng được thương hiệu trên địa bàn nên có số lượng khách hàng gửi tiền ổn định và ngày càng mở rộng.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng tạo ra thu nhập chủ yếu cho chi nhánh với tỷ trọng thu nhập thuần từ lãi hoạt động tín dụng chiếm 95 - 98% tổng thu nhập thuần của chi nhánh.

Tình hình hoạt động tín dụng được thể hiện trong biểu đồ 2.1 dưới đây:

Đơn vị: tỷ đồng

Biểu đồ 2.1: Dư nợ cho vay tại chi nhánh giai đoạn 2013 - 2015

(Nguồn: Sao kê tín dụng SHB chi nhánh Nghệ An năm 2013 - 2015)

Với mục tiêu tăng trưởng bền vững, phù hợp với địa bàn và bộ máy nhân sự, quy mô hoạt động tín dụng của chi nhánh. Dư nợ cho vay tăng đều qua các năm, dư nợ cho vay năm 2015 là 1.083,26 tỷ đồng, tăng 5,1% so với năm 2014. Mức tăng trưởng

như vậy, SHB chi nhánh Nghệ An có tốc độ tăng trưởng khá thấp so với toàn ngành ngân hàng Nghệ An (24%), xếp hạng thứ 21 trên tổng số 56 chi nhánh trên toàn hệ thống SHB. Trong năm 2015, chi nhánh duy trì đồng thời công tác phát triển khách hàng mới và thu hồi nợ của các khoản quá hạn tồn đọng.

2.1.3.3. Hoạt động khác

Như đã đề cập ở trên, nguồn thu cũng như hoạt động chủ yếu của chi nhánh là hoạt động tín dụng và huy động vốn. Đối với các hoạt động khác, hiện tại chi nhánh chưa thực sự được chú trọng.

Về bảo lãnh, doanh số bảo lãnh của chi nhánh liên tục tăng trong 3 năm vừa qua. Năm 2015 tổng giá trị bảo lãnh thực hiện là 71,27 tỷ đồng tăng 10,87% so với doanh số bảo lãnh thực hiện năm 2014. Nhìn chung hoạt động bảo lãnh của chi nhánh phát triển tương đối tốt và làm gia tăng thu nhập phi tín dụng cho chi nhánh theo đúng mục tiêu của NHTM hiện đại.

Về hoạt động thanh toán quốc tế, như các chi nhánh SHB khác, toàn bộ các nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh Nghệ An đều được thực hiện thông qua Hội sở. Chi nhánh chỉ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và đề xuất Hội sở thực hiện. Trong những năm qua, chi nhánh cũng có sự gia tăng nhất định trong hoạt động thanh toán quốc tế, đặc biệt là năm 2015 khi doanh số thanh toán quốc tế tăng đột biến so với năm 2014. Doanh số thanh toán quốc tế năm 2015 đạt 8,33 triệu USD tăng 5,28 triệu USD so với năm 2014, tương ứng tăng 173,11%. Tuy nhiên tỷ trọng thu nhập từ mảng này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh do đây không phải là hoạt động có thế mạnh tại địa bàn tỉnh Nghệ An.

Về kinh doanh ngoại tệ: chi nhánh chủ yếu thực hiện mua lại ngoại tệ của Hội sở bán cho khách hàng có nhu cầu thanh toán theo quy định về quản lý ngoại hối của Nhà nước và ngược lại để hưởng chênh lệch trong biên độ quy định của Hội sở. Vì vậy nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh hết sức đơn giản và chiếm tỷ trọng không đáng kể trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh thể hiện qua thu nhập từ mua bán ngoại tệ chỉ chiếm khoảng 0,54% tổng thu nhập thuần của chi nhánh.

Một số hoạt động như đầu tư, thanh toán tự động, cung cấp tài khoản, chi trả lương… ở chi nhánh hiện tại còn khá mới mẻ và mang lại thu nhập không đáng kể.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh nghệ a (Trang 48 - 52)