Kế hoạch tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Nghệ An

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh nghệ a (Trang 76 - 78)

Hoạt động tín dụng tại SHB chi nhánh Nghệ An luôn được coi là hoạt động truyền thống quan trọng chiếm hơn 70% tỷ trọng các hoạt động và góp phần tạo ra khoảng 98% thu nhập của chi nhánh. Do đó, ngay từ đầu năm Ban Giám đốc chi nhánh đã đề ra những mục tiêu toàn diện như sau:

- Về tăng trưởng tín dụng

+ Mức tăng trưởng tín dụng: Đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng phù hợp với cơ cấu tài sản có, đáp ứng được yêu cầu kiểm soát an toàn với định hướng mức tăng trưởng tín dụng trung bình 20-25%.

+ Ngành nghề kinh doanh:

Tập trung kiểm soát cho vay trong lĩnh vực xây lắp, chứng khoán, bất động sản. Tập trung cho vay đối tượng thuộc lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là nông nghiệp. Đẩy mạnh cho vay tài trợ xuất khẩu (đảm bảo ổn định tỷ giá) gắn với việc thực hiện cung ứng các dịch vụ trọn gói nhất là thanh toán, mua bán ngoại tệ, đồng thời phải đảm bảo có điều kiện ràng buộc trong hợp đồng để khách hàng bán lại ngoại tệ cho Ngân hàng.

Tập trung kiểm soát chặt chẽ cho vay nhập khẩu, tập trung cho vay nhập khẩu mặt hàng thiết yếu - nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu.

Rà soát lại toàn bộ các món vay hiện tại. Tăng cường quản lý giới hạn tín dụng phân theo ngành nghề, lĩnh vực.

- Về chất lượng tín dụng

Để hạn chế thấp nhất rủi ro, hệ thống quản trị RRTD trong hoạt động của SHB cần phải đáp ứng những nội dung sau:

+ Giảm thiểu RRTD dựa trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng nhưng đảm bảo tăng trưởng theo chính sách và định hướng tín dụng đã đề ra. Mục tiêu về chất lượng tín dụng là đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%.

+ Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tư tín dụng theo hướng lựa chọn những ngành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có khả năng phát triển và đạt hiệu quả, không đầu tư quá mạnh, đầu tư theo phong trào vào một nhóm ngành/khách hàng cho dù ngành nghề/khách hàng đó đang có sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ nhưng có khả năng bão hòa hoặc cung vượt cầu trong tương lai.

+ Tăng cười kiểm soát quy mô tín dụng trung dài hạn, phấn đấu giai đoạn 2016 – 2020, tỷ trọng này duy trì ở mức 40 – 45% tổng dư nợ, trong đó dư nợ tín dụng dài hạn dưới 20%.

+ Tăng khả năng phòng ngừa RRTD trong hoạt động của SHB thông qua nâng cao chất lượng thẩm định và tăng cường kiểm soát, giám sát liên tục, toàn diện và kịp thời trong quá trình cấp tín dụng.

+ Xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu uyển chuyển, hiệu quả, đảm bảo giữ được sự hợp tác của khách hàng trong quá trình xử lý nợ xấu, giảm tổn thất do RRTD gây ra.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội, chi nhánh nghệ a (Trang 76 - 78)