Nhân vật truyện kể trong VBTS

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo (Trang 32 - 34)

Một số nhà nghiên cứu cho rằng bản sắc nhân vật là bản sắc của truyện kể. Khi truyện kể tiến đến gần điểm xóa bỏ nhân vật thì tiểu thuyết, một loại truyện kể phức tạp lại càng mất đi các phẩm chất đặc tính về truyện kể của bản thân nó. Như vậy sự biến mất bản sắc của nhân vật tương đương với sự biến mất “hình thức tự sự” và đồng nghĩa với sự bất lợi trong việc kết thúc truyện kể hay tác phẩm văn xuôi tự sự.

Hãy quan sát và nghiệm chứng việc nhân vật chính tham dự kết thúc tác phẩm Tắt đèn và Chí Phèo đủ thấy rõ điều chúng ta vừa nói. Tác giả Huỳnh Như Phương cũng có ý nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nhân vật trong tri thức tự sự. Tác giả viết: “Nếu truyện kể là một cơ thể thì nhân vật tạo nên nhịp đập của trái tim, làm nên sức sống của cơ thể đó. Để nắm bắt yếu tố quan trọng này, một số nhà lý luận văn học thế kỷ XX muốn giản lược vấn đề nhân vật vào vấn đề điểm nhìn… Tuy nhiên ngay cả trong tiểu thuyết hiện đại cũng không thể giản lược được nhân vật vào cái nhìn của nó về thế giới chung

quanh cùng với những thủ pháp thuộc về cái nhìn đó. Sở dĩ như vậy là vì sự hiện hữu của nhân vật trong văn bản được xác định không chỉ bởi điểm nhìn mà còn bởi một loạt các yếu tố khác như tên của nhân vật, cơ thể, vóc dáng, y phục, chân dung, tâm lý, tính cách, hành động, ngôn ngữ…” [118, tr. 73].

Theo chúng tôi điều đáng chú ý và cần phân biệt là mối liên hệ giữa nhân vật và tính cách khi phân tích, diễn giải mối quan hệ ấy để hoàn thiện nhân vật trong tác phẩm tự sự. Nhân vật và tính cách nhân vật không phải là một, chúng không trùng khít hoàn toàn với nhau. Tính cách là sự quy chiếu của lời kể và miêu tả để khắc họa nhân vật truyện kể. Tính cách được miêu tả, còn nhân vật truyện kể thì được đánh giá.

Trong đọc hiểu hay dạy học đọc hiểu cần phải thấy đặc tính biện chứng giữa lặp lại và khác nhau, giữa cố định và biến đổi giữa nhân vật và tính cách đảm bảo sự tồn tại liên tục hành động đọc nhằm vào việc xây dựng tính cách thể hiện trong sự phân tích ý nghĩa ban đầu của cái tên nhân vật. Xuất phát từ đó, mọi hành động có thể minh họa cho cùng một nét tính cách nhưng có thể thay đổi trong hoàn cảnh cuộc đời hoặc chịu sự tác động sâu xa của sự tự nhận thức hay phản tư để làm “cuộc cách mạng nội tâm” [53] theo kiểu tính cách không thống nhất từ đầu chí cuối ở truyện Chí Phèo chẳng hạn.

Cách tìm hiểu tính cách để đánh giá nhân vật không gì tốt hơn là phải đọc kỹ những biến đổi của tính cách trong tình huống truyện mà tác phẩm tự sự bao giờ cũng chứa đựng trong nó lời chỉ dẫn để hiểu tính cách bằng “đề án tiếp nhận” cho người đọc.

Người đọc không chỉ quan tâm điều đã xảy ra trong tác phẩm tự sự mà còn muốn biết điều sẽ xảy đến để kết thúc số phận nhân vật chính, Người ta gọi đó là “phối cảnh truyện kể”. Theo chúng tôi nên dùng là “viễn cảnh kể”. Đó là cách tác giả nêu được cái tất yếu quy luật của hiện tượng đời sống dẫn đến kết cục tốt hay xấu của nhân vật chính trong khả năng sáng tạo bằng hư cấu nghệ thuật hợp lý về sự chấm dứt hành động sống của nhân vật trong tính hữu hạn của tính cách nhân vật.

Đến đây có thể hiểu tính cách thực chất là sự cởi mở hạn định trong sự tồn tại của nhân vật, là sự nhất quán theo thời gian thuộc cá tính con người. Qua đó người đọc có cơ hội thử thách trí tưởng tượng của mình về sự kết cục được lý giải về mặt tính cách của nhân vật chính với các nhân vật khác trong những biến cố trong cuộc sống. Những biến cố ấy người đọc cần lưu ý lý giải hợp với sự thật cuộc đời và chân lý nghệ thuật thì mới đánh giá đúng nhân vật. Từ đó mà hiểu thấu đáo về tầm tư tưởng, tình cảm, thái độ đạo đức và năng lực văn hóa của tác giả đã được đối tượng hóa trong tác phẩm tự sự.

Đặc biệt nhân vật là con người, là hình tượng nghệ thuật về con người được sinh thành bởi ngôn ngữ bao giờ cũng phải đáp ứng tính thẩm mỹ. Quan niệm này chú trọng cách nhìn mỹ học về con người. Không có gì đẹp hơn con người được tạo hóa sinh ra và nền văn hóa xã hội bồi đắp thêm những giá trị tinh thần cho nó. Ta có thể hôn lên hòn đất quê nhà hay chiếc khăn “trong nỗi nhớ thầm” nhưng đó chỉ là thái độ tình cảm chứ không sâu xa như hôn một con người với nhận thức đó là một tượng đài bất tử của cái đẹp.

Hình tượng con người hay nói đúng hơn “hình tượng nghệ thuật về con người”

hành động nói của con người đang hành động. Nhân vật hay hình tượng nghệ thuật về con người được khắc họa và hiện hình rõ trong ngôn từ như một thứ thuốc rửa ảnh. Rõ ràng ngôn ngữ miêu tả thường chiếm ưu thế trong khắc họa tính cách cũng như trong nhân vật truyện kể. Trần thuật và miêu tả là nền tảng của ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự.

Todorov [148], nhà nghiên cứu thi pháp cấu trúc như Jonathan Culle rất quan tâm đến văn học trong nhà trường về cách dạy và cách học một bộ môn khoa học nhân văn, thường lo lắng “văn chương lâm nguy”. Thực ra nói đến thi pháp cấu trúc cũng chính là bàn đến lý thuyết đọc hiểu văn chương. Todorov đã chỉ ra rằng: “Phạm trù nhân vật cho đến nay vẫn còn khó xác định chắc chắn trong cấu trúc thi pháp văn xuôi. Nếu chỉ xem nhân vật là sản phẩm duy nhất của ngôn từ thì cũng chưa hẳn thế mà còn phải nghĩ tới nhân vật cũng là kết quả thai nghén từ tư tưởng nghệ thuật của nhà văn vì tư tưởng là tầm cao của bản chất người. Chính nó mới cho chúng ta biết điều gì thực sự đáng tin cậy”. J. Melvil cũng đồng tình: “Chính tư tưởng giúp cho bạn đọc biết giá trị người của mọi hiện tượng, sự kiện thuộc về con người và xã hội” [98; tr.172].

Nhân vật trong VBTS với tư cách con người có thân thể và cá tính riêng được xác định trong không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)