1 Ghi lại các chi tiết trong văn bản về hình ảnh con tàu trong cảm
3.2.4. Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác để hướng dẫn HS thực hiện quá trình kiến tạo xã hội trong đọc hiểu VBTS
quá trình kiến tạo xã hội trong đọc hiểu VBTS
Xét từ những phạm vi và mức độ khác nhau, dạy học hợp tác có thể là một quan điểm, đường hướng dạy học - thuộc tầng phương pháp luận - hoặc một phương pháp dạy học cụ thể “ngang hàng” với các phương pháp khác. D.Jonson, R.Jonson và Hulubec cho rằng dạy học hợp tác là “toàn bộ những hoạt động học tập mà học sinh thực hiện cùng nhau trong nhóm để hoàn thành những mục tiêu chung. Học hợp tác là việc sử dụng hình thức dạy học theo nhóm nhỏ, qua đó, học sinh làm việc cùng nhau để mở rộng khả năng học tập của chính mình” [177, tr. 149-150]. Tư tưởng về dạy học hợp tác gắn liền với các luận điểm nghiên cứu về triết học, tâm lí học, giáo dục học, trong đó gần gũi hơn cả là lí thuyết về học tập xã hội của Bandura, lí thuyết tâm lí học văn hóa - lịch sử và quan niệm về vùng phát triển gần của Vygotxky,…
Trong dạy học hợp tác HS được hướng dẫn làm việc theo nhóm với số lượng và cách thức hoạt động đa dạng phụ thuộc vào mục tiêu, nhiệm vụ học tập và khả năng của người học. Nhóm nhỏ nhất là hoạt động cặp đôi gồm hai thành viên. Có thể tổ chức nhóm lớn hơn, tuy nhiên số lượng không nên nhiều hơn 10 thành viên. Bởi lẽ, nếu số lượng quá nhiều có thể vượt qua khả năng kiểm soát của trưởng nhóm, dẫn đến tình trạng HS ỷ lại. Nhóm có thể được hình thành theo cách thức phân chia ngẫu nhiên hoặc có phân loại mức độ, sở trường,… của HS.
Trong dạy học hợp tác, các thành viên có sự phụ thuộc, tương tác lẫn nhau một cách tích cực, có sự ràng buộc trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm. Hoạt động
nhóm giúp cho người học đạt được mục tiêu học tập một đơn vị nội dung nhất định, đồng thời qua đó, hình thành và phát triển năng lực hợp tác, biết cách phối hợp với nhau để thực hiện nhiệm vụ, lắng nghe, thương lượng, đặt câu hỏi, trả lời, ra quyết định, thuyết phục người khác, gắn kết lẫn nhau,…
QĐKT trong dạy học cho rằng học tập không chỉ là quá trình kiến tạo cơ bản mà còn là quá trình kiến tạo xã hội. Lớp học chính là một môi trường xã hội thu nhỏ, một “cộng đồng lí giải” trong tiếp nhận văn bản tự sự. Kiến thức sẽ được xây dựng từ sự tương tác giữa các thành viên trong việc tìm hiểu, chia sẻ, cộng hưởng ý tưởng của hoạt động đọc hiểu. Trong cuốn sách “Hồi ứng và phân tích”, Probst đã chỉ rõ: lớp học là một cộng đồng tiếp nhận có nhiều điểm lí tưởng. Thông thường khi chúng ta đọc một cuốn sách riêng rẽ, chúng ta khó có thể chia sẻ với ai những cảm xúc, rung động, liên tưởng, lí giải,… mà cuốn sách gợi ra trong ta. Nhưng ở một lớp học thì khác. Ý tưởng của bạn có thể được tán thưởng hoặc phân tích, phản biện bởi các cá nhân khác. Cảm xúc của bạn được cộng hưởng. Tư duy của bạn được mài sắc. Tất nhiên, hoạt động hợp tác trong cộng đồng lớp học cũng có những mặt trái cần phải chú ý như tình trạng phụ thuộc, thiếu chủ động của một số thành viên, tình trạng bị “định hướng” bởi một số thành viên nổi trội,… Bởi vậy, để vận dụng hiệu quả, tất cả những ưu điểm và giới hạn của dạy học hợp tác cần được giáo viên ý thức một cách rõ ràng và có biện pháp tác động phù hợp.
Một số biện pháp vận dụng dạy học hợp tác vào đọc hiểu VBTS cho HS THPT có thể kể đến là hợp tác tự đặt câu hỏi và trả lời, vòng tròn văn học (literature circle), tranh biện, cuộc giao tiếp văn học, sân khấu hóa tác phẩm.