Thực trạng dạy học đọc hiểu VBT Sở THPT 1 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo (Trang 47 - 49)

2.5.1. Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018

Nhìn chung những yêu cầu về đọc hiểu văn bản văn học của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn 2018 là chi tiết cụ thể và khá toàn diện. Tính cụ thể và toàn diện ấy dựa trên mối quan hệ tương tác giữa tác giả, tác phẩm, người đọc và bối cảnh tri thức, bối cảnh văn hóa, bối cảnh xã hội của người đọc. Năng lực người đọc được nâng lên rõ rệt. Ngoài việc chú trọng đặc trưng thể loại trong đọc hiểu văn bản văn học ra, chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn mới còn đi sâu vào mối quan hệ hữu cơ của đặc điểm thi pháp thể loại như “nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa tính cách nhân vật với sự phát triển của cốt truyện”.

Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 vừa khẳng định những yếu tố đặc điểm ổn định của thể loại vừa thừa nhận sự đan xen một số yếu tố thể loại khác vào nhau để thấy sự phát triển của thể loại nhằm đáp ứng nhu cầu sáng tạo và tiếp nhận của cá nhân và xã hội hiện đại.

Những tri thức đọc hiểu trở thành tri thức nền cho HS THPT bao gồm lớp 10, lớp 11, lớp 12 là “biết phân biệt những gì được thể hiện tường minh và hàm ẩn trong văn bản”. Điều đó làm cho HS hiểu được tính mơ hồ và đa nghĩa của tác phẩm văn chương. Việc nhấn mạnh đọc hiểu như một quá trình tương tác của cơ chế tiếp nhận hay là hoạt động đọc hiểu tác phẩm văn học dẫn đến việc khích lệ “tư duy phản biện” “tư duy sáng tạo” của HS để “phân tích được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc, thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về đối tượng được nêu trong tác phẩm”.

Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn 2018 đã tìm cách kết hợp sự trải nghiệm của bản thân HS về kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm nghệ thuật vào đọc hiểu. Ngoài ra, chương trình trên cũng khuyến khích hành động đọc so sánh các văn bản văn học viết về cùng đề tài trong cùng thể loại.

Cũng trên cơ sở so sánh đối chiếu, chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 yêu cầu HS phân tích, đánh giá được ý nghĩa và giá trị đương thời, lịch sử của tác phẩm và ý nghĩa giá trị hiện đại, thời sự của tác phẩm đọc hiểu để mở rộng ý nghĩa và đi sâu vào giá trị nhân sinh, nghệ thuật của tác phẩm được học.

Những yêu cầu HS biết phân tích còn phải giải thích, cắt nghĩa nghệ thuật những nội dung cần phân tích là cơ sở tin cậy để HS có được năng lực đánh giá, thưởng thức

chính xác trong quá trình đọc hiểu và vận dụng năng lực này trong học tập, cuộc sống của bản thân.

Đặc biệt ở lớp 12 chương trình nêu lên vai trò của sự hiểu biết “chi tiết nghệ thuật” cụ thể “trong việc thể hiện chủ đề, cảm hứng tư tưởng của tác phẩm”, và xem

“chi tiết như là bằng chứng để suy đoán những gì sẽ xảy ra tiếp theo trong tác phẩm”. Ý tưởng này sẽ trở thành chỗ tiếp nối thuận lợi khi dạy học đọc hiểu VBTS theo QĐKT.

Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 quan tâm bổ sung bài dạy học theo chuyên đề học tập và năng lực nói và nghe cũng là cách bồi dưỡng năng lực tư duy khái quát và tư duy hệ thống cũng như năng lực diễn đạt bằng lời sáng tạo và năng lực tiếp nhận lời nói một cách hiểu biết có tri thức văn hóa cho học sinh phổ thông.

Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn 2018 đã xác định yêu cầu đọc hiểu văn bản văn học ở lớp 11 như sau:

Bảng 2.1: Yêu cầu cần đạt trong đọc hiểu văn bản văn học của chương trình Ngữ văn lớp 11

Đọc hiểu nội dung

- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.

- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân biệt chủ đề chính, chủ đề phụ trong một văn bản có nhiều chủ đề.

- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản.

Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học. Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học.

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ 3 (người kể chuyện toàn tri) và người kể chuyện ngôi thứ nhất (người kể chuyện hạn tri), sự thay đổi điểm nhìn, sự nối kết giữa lời người kể chuyện, lời nhân vật,...

Liên hệ, so sánh, kết nối

- So sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được đọc.

- Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để nhận xét, đánh giá văn bản văn học.

- Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.

Đọc mở rộng

Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản

đã học.

Đồng thời, chương trình gợi ý các truyện, tiểu thuyết sẽ được dạy học ở lớp 10, lớp 11 và lớp 12 gồm có: AQ chính truyện hoặc Thuốc, Cố hương (Lỗ Tấn); Đất (Anh Đức); Người thầy đầu tiên (C. Aitmatov); Chiếc thuyền ngoài xa, Mảnh trăng cuối rừng, Bến quê (Nguyễn Minh Châu); Chí Phèo, Đời thừa (Nam Cao); Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân); Em Dìn (Hồ Dzếnh); Hai đứa trẻ (Thạch Lam); Mây trắng còn bay (Bảo Ninh);

Mẫn và tôi hoặc Trước giờ nổ súng (Phan Tứ); Một người Hà Nội (Nguyễn Khải); Mùa

lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng); Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp); Những đứa

con trong gia đình hoặc Ở xã Trung Nghĩa (Nguyễn Thi); Người trong bao (A. Chekhov); Odysseus (Homer); Ông già và biển cả (E. Hemingway); Số đỏ (Vũ Trọng Phụng); Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung); Thuỷ nguyệt (Y. Kawabata); Trăm năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cô đơn (G. Marquez)…

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo (Trang 47 - 49)