a. Sơ đồ mô hình (trang bên)
b. Thành tố và các loại hoạt động đọc hiểu của HS theo mô hình quá trình kiến tạo ý nghĩa VBTS
- Các thành tố trong mô hình:
+ Sơ đồ hiển thị trực quan của mô hình cho thấy thành tố thứ nhất, được xem là khởi điểm để tạo lập mô hình, là quá trình đọc hiểu VBTS của HS (theo tiến trình trước, trong và sau khi đọc). Quá trình này được biểu hiện bằng mô hình “tảng băng năng lực” theo cách tiếp cận của Seema Sanghi [176] gồm hai phần chính. Phần chìm bao gồm các kiến thức, trải nghiệm nền liên quan đến VBTS (chẳng hạn như kiến thức về đặc điểm các thể loại của tự sự, các tri thức về văn học sử, văn hóa có liên quan đến VBTS, vốn sống, vốn trải nghiệm đọc VBTS hoặc các liên văn bản khác mà VBTS có tiềm năng gợi ra,…); các kĩ năng đọc hiểu VBTS (gồm cả kĩ năng nhận thức và siêu nhận thức); các cảm xúc, hứng thú; hệ giá trị mà bản thân theo đuổi, niềm tin vào bản thân có thể đảm nhiệm hoạt động đọc hiểu được tốt đến đâu với tư cách là một độc giả của HS. Phần sâu nhất của tảng băng năng lực này là động cơ của hoạt động đọc hiểu, nằm ở lớp dưới cùng. Phần nổi của tảng băng năng lực gồm các yếu tố, cũng chính là các hoạt động cụ thể, hệ thống hành vi biểu hiện, hoặc cũng có thể gọi là các nhiệm vụ đọc hiểu như: Giải mã VBTS; Phân tích, cắt nghĩa VBTS; Phản hồi đánh giá VBTS; Vận dụng VBTS vào thực tiễn. Quá trình đọc hiểu chính là quá trình người đọc huy động tổng hợp, vận hành, kết nối các yếu tố vốn thuộc phần chìm của tảng băng năng lực theo một cách thức phù hợp, sáng tạo để thực hiện thành công hoạt động đọc hiểu văn bản tự sự. Quá trình này diễn ra theo tiến trình trước khi đọc, trong khi đọc, sau khi đọc và có thể trở đi trở lại nhiều lần theo các vòng đọc khác nhau (trong những lần đọc chuẩn bị ở nhà trước khi đến lớp; trong hoạt động đọc trên lớp, trong các hoạt động đọc khi giờ học đã kết thúc) [79]. Như vậy, quá trình đọc hiểu VBTS của HS là xuất phát điểm để tư duy về hoạt động dạy học đọc hiểu VBTS theo QĐKT.
+ Thành tố thứ hai trong sơ đồ là sự vận dụng mô hình quá trình kiến tạo tri thức của người học vào hoạt động đọc hiểu VBTS. Từ góc độ kiến tạo cơ bản, hoạt động đọc hiểu VBTS được thực hiện theo quy trình:
Bước 1: Huy động, bổ sung nền tảng có liên quan đến VBTS và hoạt động đọc hiểu VBTS.
Bước 2: Tạo ra các phán đoán, dự hướng về VBTS dựa trên các yếu tố đã được huy động. Kết quả của bước này sẽ tạo ra một bộ khung dự hướng phù hợp với giản đồ nhận thức (schema) mà người đọc đã sở hữu và họ sẽ tiếp tục sử dụng nó để đọc VBTS. Bước 3: Nối tiếp bằng hoạt động trải nghiệm, phân tích, kiểm soát theo sự dẫn dắt của bộ khung dự hướng ban đầu. Nếu tất cả vẫn nằm trong khuôn khổ của giản đồ nhận thức đã huy động, nó sẽ được cấu trúc vào sơ đồ đã có theo cơ chế đồng hóa để ra sản phẩm cuối cùng trong bước thứ 4.
Bước 4: Thu hoạch kiến thức, trải nghiệm mới về văn bản tự sự. Mô hình này có rẽ nhánh ở bước thứ 3. Khi hoạt động trải nghiệm, phân tích, kiểm soát các phán đoán, dự hướng về văn bản tự sự đặt người đọc trước một “ngưỡng” nhận thức mới khó có thể vượt qua bằng sơ đồ ban đầu. Họ gặp thất bại (cần lưu ý là chữ thất bại không có hàm ý tiêu cực trong trường hợp này. Nó là thử thách, là cơ hội để khám phá và có thể tạo ra bước “nhảy vọt” mới). Người đọc thực hiện hoạt động điều ứng bằng cách quay trở lại bước thứ hai và bước thứ nhất ở một góc nhìn hoặc mức độ tiếp cận khác, sau đó tiếp tục các bước còn lại để đi đến bước thứ 4. Tiến trình điều ứng có thể xảy ra nhiều lần vì không phải cứ thất bại, nhanh chóng quay đầu là sẽ dễ dàng tìm được lối ra. Cơ chế đồng hóa được thể hiện bằng nét vẽ màu xanh. Cơ chế điều ứng được biểu đạt bằng nét vẽ màu đỏ. Bước 4 đều là Thu hoạch tri thức, trải nghiệm mới về VBTS nhưng chất lượng của những thu hoạch này có khác nhau đối với hoạt động đồng hóa (vẫn nằm trong khuôn khổ giản đồ cũ, được cấu trúc vào giản đồ cũ, tiếp tục hành trình phát triển về lượng), và hoạt động điều ứng (không còn nằm trong khuôn khổ của giản đồ xuất phát, được tái cấu trúc để tạo ra giản đồ mới, nhảy vọt về chất).
Từ góc độ kiến tạo xã hội, các cơ chế và đồng hóa và điều ứng trong đọc hiểu VBTS nói trên được nhìn trong tương tác xã hội. Đó chính là “cộng đồng lý giải”, trước hết gồm bạn đọc GV, bạn đọc HS trong mối quan hệ đồng đại. Nhờ tiềm năng kết nối liên văn bản của GV và HS mà cộng đồng lý giải được mở rộng chiều đồng đại ra ngoài khuôn khổ nhà trường, đến sự tương tác với bạn đọc ngoài xã hội cùng thời đại, và có thêm chiều lịch đại, sự tương tác với với bạn đọc ngoài xã hội ở các thời đại khác. Các quy trình của kiến tạo cơ bản thiên về hoạt động cá nhân ở trên được nhúng vào môi trường xã hội để người đọc học được nhiều điều từ quá trình tương tác xã hội đó trong kiến tạo ý nghĩa của văn bản.
Quá trìn h ki ế n tạ o x ã h ộ i Quá trìn h ki ế n tạ o c ơ b ả n “Cộng đồng lí giải” GV – HS – BĐ xã hội Hình 3.1. MÔ HÌNH QUÁ TRÌNH KIẾN TẠO Ý NGHĨA VĂN BẢN TỰ SỰ CỦA HS