d. Cuộc giao tiếp văn học
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm
- Mục đích: Thực nghiệm sư phạm là một nội dung quan trọng để đưa các đề xuất trong luận án vào thực tiễn dạy học, kiểm chứng việc thực hiện những đề xuất này trong điều kiện thực tiễn, qua đó chứng minh giả thuyết khoa học đã nêu là đúng đắn, các đề xuất mang tính khả thi.
Trong luận án này, hoạt động thực nghiệm nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học đặt ra: Nếu luận án nghiên cứu đề xuất được mô hình dạy học đọc hiểu VBTS theo QĐKT và các biện pháp dạy học đọc hiểu VBTS dựa trên mô hình đã đề xuất
thì HS sẽ thực hiện được các hoạt động kiến tạo để xây dựng ý nghĩa của VBTS, qua đó góp phần phát triển năng lực đọc hiểu văn bản của HS.
- Yêu cầu của hoạt động thực nghiệm
Thực nghiệm phải đảm bảo tính khách quan và tính trung thực khoa học. Thiết kế bài học thực nghiệm vận dụng các nội dung đã đề xuất trong chương 3 của luận án. Thiết kế bài dạy học thực nghiệm phải được soạn chi tiết, tích hợp được cơ sở lý luận của luận án với sự hiểu biết sâu sắc về chủ đề truyện trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
Tác giả luận án hợp tác chặt chẽ với GV dạy thực nghiệm và dạy đối chứng, trao đổi cởi mở thẳng thắn với GV dạy thực nghiệm về thiết kế chủ để để tận dụng được khả năng hợp tác và phản biện của GV dạy thực nghiệm.
Thực nghiệm phải tiến hành ở những địa bàn khác nhau. GV dạy thực nghiệm và GV dạy đối chứng phải có trình độ học vấn và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tương đương nhau.
Số lượng HS và năng lực học tập của HS ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng phải tương đương nhau.
Bám sát yêu cầu của chương trình, SGK Ngữ Văn 11 về phẩm chất, năng lực HS được thể hiện trong yêu cầu cần đạt của chương trình và nội dung dạy học, ngữ liệu dạy học được quy định trong chương trình.