giả, tác phẩm
- HS dựa vào mục 2 trong PHT số 1(đã chuẩn bị ở nhà), thuyết trình về nhà văn Thạch Lam và xuất xứ truyện ngắn “Hai đứa trẻ”.
- HS báo cáo bằng lời kết quả dự đoán trong hoạt động số 1 (PHT số 1) - GV tổ chức cho HS nhận xét và chốt lại kiến thức cơ bản - Bài thuyết trình của HS - Phiếu học tập số 1
II.Tìm hiểu chi tiết
1. Tìm hiểu cốt truyện, người kể chuyện, điểm nhìn - Cốt truyện: - Cốt truyện:
+ Nhận diện được cốt truyện của Thạch Lam: truyện không có chuyện, cốt truyện chỉ là các sự việc rất bình thường, không có gì gay cấn, không có tính sự kiện. + Truyện xoay xung quanh một sự việc: hai chị em Liên và An cố thức để đời chuyến tàu trong không gian phố huyện từ chiều tối cho đến đêm về. Truyện chủ yếu miêu tả thế giới tâm hồn của cô bé Liên. Đây là kiểu truyện ngắn giàu màu sắc trữ tình.
- Người kể chuyện: ngôi thứ 3
- Điểm nhìn để kể: Kể qua ánh mắt, tâm hồn của Liên- > làm cho thế giới phố huyện được “cá nhân hóa”, “lạ hóa” khi được nhìn bằng cảm xúc, tâm hồn con trẻ. - HS chọn đọc diễn cảm và phát biểu được ấn tượng ban đầu về văn bản
-HS báo cáo kết quả phiếu học tập số 2 (đã thực hiện ở nhà). Đối chiếu với điều em đã dự đoán để xác nhận hoặc điều chỉnh dự đoán ban đầu.
- Ai là người kể chuyện? Điểm nhìn để kể? - GV yêu cầu HS chọn đọc diễn cảm một đoạn văn họ cảm thấy thích nhất và phát biểu ấn tượng chung ban đầu về văn bản. -PHT số 2 -Phần đọc diễn cảm. - Câu trả lời về ấn tượng chung sau khi đọc văn bản
2. Bức tranh phố huyện từ chiều tối đến đêm về a) Bức tranh thiên nhiên a) Bức tranh thiên nhiên
- Âm thanh: tiếng trống thu không; tiếng ếch nhái ngoài đồng ruộng; tiếng muỗi vo ve;
- Hình ảnh, màu sắc, đường nét: phương tây đỏ rực; đám mây ánh hồng; dãy tre làng đen lại cắt hình rõ rệt trên nền trời.
- Nghệ thuật thể hiện: Câu văn êm dịu, có câu toàn thanh bằng, nhịp điệu chậm rãi, giàu hình ảnh, nhạc điệu, uyển chuyển, tinh tế; Nét vẽ đơn sơ, giản dị nhưng gợi được cái hồn của cảnh vật, thần thái của buổi chiều quê; Mỗi câu văn mở ra một cảnh, cảnh trước gọi cảnh sau…
b) Bức tranh cuộc sống con người – những kiếp người tàn - Cảnh chợ tàn: người về hết, tiếng ồn ào đã mất, chỉ còn rác rưởi, - Cảnh chợ tàn: người về hết, tiếng ồn ào đã mất, chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị…
- Những đứa trẻ con nhà nghèo nhặt nhạnh những thứ còn sót lại; mẹ con chị Tí nghèo khổ ngày mò cua, bắt ốc, tối dọn hàng nước ở cái mốc gạch bán cho mấy bác phu xe; tiếng cười khanh khách rùng rợn của bà cụ Thi điên; Gia đình bác xẩm với manh chiếu rách, tiếng đàn bầu bật trong yên lặng, thằng con lê la bò ra đất; bác phở Siêu thổi lửa; chị em Liên và An: cha mất việc ở thành phố, phải theo mẹ về đây mưu sinh.
- Một thế giới đầy bóng tối: Bút pháp miêu tả tương phản:
+ Bóng tối: Tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ con vào làng lại sẫm đen hơn nữa-> bóng tối quánh đặc đến nỗi trống cầm canh đánh tung lên cũng không thể vang động ra xa, bóng tối như một nhân vật luồn lách mọi ngóc ngách, thậm chí vào cả ánh mắt, tâm hồn con người.
+ Ánh sáng: Nhỏ bé, yếu ớt: Là những khe sáng, quầng sáng thân mật xung quanh ngọn đèn của chị Tí; chấm lửa nhỏ của bác Siêu, ngọn đèn thưa thớt từng hột sáng của Liên-> thứ ánh sáng nhỏ bé, le lói như chính cuộc đời, số phận của những người dân ở phố huyện.
Tương quan: Bóng tối dày đặc, lấn lướt, làm chủ; Ánh sáng nhỏ bé, yếu ớt, mong manh-> biểu tượng cho những kiếp người nhỏ bé, vô danh, sống leo lét trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ.
- Nhịp sống quẩn quanh, đơn điệu: Ngày nào cũng từng ấy hoạt động, từng ấy sự chờ đợi, từng ấy âm thanh.
- Ước mơ le lói, mơ hồ, tội nghiệp: Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho cuộc sống nghèo khổ hằng ngày của họ. -HS thực hiện làm việc nhóm 4 theo gợi dẫn của PHT số 3 và báo cáo kết quả. -GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá và chốt. PHT số 3 Nhận xét của HS
3. Hình ảnh chuyến tàu đêm HS làm
việc
PHT số 4